Thiệu Hóa nâng cao hiệu quả sản xuất vụ đông
Vụ đông năm 2024-2025 huyện Thiệu Hóa phấn đấu gieo trồng 2.100ha. Với quyết tâm đạt mục tiêu cả về diện tích, sản lượng, giá trị kinh tế, huyện đã chú trọng thực hiện các giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm; giảm dần các cây trồng truyền thống, thay thế các loại cây có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao...
Người dân xã Thiệu Ngọc chăm sóc cây trồng vụ đông.
Xác định là vụ sản xuất chính trong năm với lợi thế về sự chuyển tiếp nền nhiệt độ đầu vụ và cuối vụ, tạo nên sự đa dạng về các loại cây trồng, cùng kinh nghiệm nhiều năm sản xuất vụ đông hiệu quả, từ cuối tháng 8/2024 UBND huyện đã ban hành phương án sản xuất vụ đông 2024-2025, để các địa phương làm căn cứ triển khai thực hiện. Năm nay, do ảnh hưởng mưa lũ làm một số diện tích sản xuất bị ngập úng, tiến độ sản xuất vụ đông của huyện bị chậm lại so với kế hoạch đề ra, và đến nay mới đạt khoảng 60% diện tích, trong khi đó thời điểm này một số loại cây trồng như ngô lấy hạt, ớt... cơ bản đã hết khung thời vụ gieo trồng tốt nhất.
Song, với quyết tâm thực hiện tốt mục tiêu đặt ra, huyện Thiệu Hóa đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương tổ chức gieo trồng các loại cây vụ đông còn khung lịch thời vụ. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn người dân mở rộng diện tích các loại cây rau màu ngắn ngày, vừa để bù lại diện tích bị thiệt hại do ngập lụt, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng cao trong dịp cuối năm và tết nguyên đán như các loại rau, củ, khoai tây... Bên cạnh chú trọng sử dụng các loại giống có năng suất, chất lượng cao, các địa phương còn giao cho các HTX dịch vụ nông nghiệp tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng, làm tốt công tác dự tính, dự báo về tình hình sâu bệnh, phun thuốc đúng thời điểm, phòng trừ triệt để, không để sâu bệnh phát sinh ra diện rộng gây thiệt hại đến kết quả sản xuất...
Tại xã Thiệu Ngọc, trước khó khăn do mưa lớn gây ngập lụt, xã đã chỉ đạo các thôn khẩn trương triển khai các phương án tiêu thoát nước, tổ chức chắm dặm các cây trồng bị úng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc phục hồi cây trồng... Từ đó, phấn đấu hoàn thành diện tích gieo trồng, sản xuất theo hướng đa cây, đa con cùng các loại cây có giá trị kinh tế cao gắn với thị trường tiêu thụ như cải bắp, su hào, dưa các loại... Ngoài ra, chú trọng áp dụng khoa học - kỹ thuật, đưa các giống cây có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Để nâng cao trình độ sản xuất và hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Ngọc đã chuyển giao kỹ thuật canh tác, tổ chức nạo vét toàn bộ hệ thống kênh mương tưới, mương tiêu phục vụ sản xuất; thường xuyên cập nhật thông tin về thời tiết để người dân chủ động có phương án ứng phó thích hợp; chủ động làm đơn vị trung gian kết nối giữa doanh nghiệp và các hộ dân trong việc thực hiện liên kết sản xuất các loại rau màu cho giá trị kinh tế cao.
Ông Phạm Công Sự ở thôn Thiện Phong, xã Thiệu Ngọc cho biết: “Vụ đông này gia đình tôi chủ yếu gieo trồng ớt và ngô. So với nhiều loại cây màu vụ đông khác, trồng ớt đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, nhất là khâu chăm sóc, phòng chống sâu bệnh; nhưng bù lại ớt có giá bán khá ổn định, thị trường ưa chuộng. Bên cạnh đó, được HTX hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc như tỉa cành, lá, làm giàn để cây đứng vững, dễ thu hái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế quả bị sâu bệnh do đổ ngã, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học... nên tôi càng yên tâm sản xuất. Hiện nay, diện tích sản xuất ớt và ngô của gia đình đã bắt đầu cho thu hoạch và dự định tiếp tục trồng các loại rau màu có hiệu quả kinh tế cao”.
Vụ đông 2024-2025 huyện Thiệu Hóa không chỉ chú trọng nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất, mà còn nỗ lực sản xuất được những sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm cung ứng ra thị trường. Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thiệu Hóa Trịnh Đức Hùng cho biết: Huyện đã và đang tăng cường tuyên truyền về đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất đại trà trong vụ đông như kỹ thuật che phủ ni lông; ứng dụng công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới; sản xuất rau, quả theo tiêu chuẩn VietGAP; sử dụng phân hữu cơ sinh học, hạn chế việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vào quá trình chăm sóc, bảo vệ cây trồng... Đồng thời, tiếp tục khuyến khích người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao; nhất là tập trung sản xuất các loại nông sản có khả năng bảo quản, tiêu thụ nội địa tốt như ngô hạt, cây thức ăn chăn nuôi, rau, quả an toàn tại thị trấn Thiệu Hóa, các xã Thiệu Toán, Thiệu Vận, Thiệu Ngọc, Thiệu Thành... Các HTX dịch vụ nông nghiệp cũng đã chủ động đấu mối với các doanh nghiệp thực hiện ký kết hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người dân theo quy định; hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm các quy định của hợp đồng từ khâu chăm sóc cho đến khâu thu hoạch, tạo sự liên kết bền vững với doanh nghiệp...
Bài và ảnh: Lê Ngọc
{name} - {time}
-
2024-11-20 19:16:00
60 tàu cá không bật thiết bị giám sát hành trình trên 6 tháng đã nằm bờ
-
2024-11-20 15:52:00
BIDV tài trợ tín dụng xanh cho Dự án Nhà máy Cơ khí Công nghệ cao Nghi Sơn
-
2024-10-20 11:11:00
Nâng tầm giá trị nông sản xứ Thanh (Bài 2): Phát triển hệ thống kinh doanh, phân phối nông sản thực phẩm
Bản tin Tài chính 20/10: Giá vàng nhẫn sắp san bằng khoảng cách với vàng miếng
Ba đời gìn giữ hương vị quê hương
Nâng tầm giá trị nông sản xứ Thanh (Bài 1): Phát triển nông nghiệp chủ lực ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn
Bản tin Tài chính 19/10: Người đầu tư vàng miếng lãi hơn 2 triệu đồng/1 lượng sau 1 tháng
Thị xã Nghi Sơn phấn đấu có thêm 3 xã đạt chuẩn NTM trong năm 2024
Cảnh báo việc sử dụng hóa đơn điện tử qua hệ số K
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Vietjet tiên phong khai thác chuyến bay đầu tiên sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững SAF do Petrolimex Aviation cung cấp, giảm thải 80% carbon
Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công