(Baothanhhoa.vn) - Theo kế hoạch, dự kiến chiều 21-3, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio mới kết thúc chuyến thăm Ấn Độ và trở về Nhật Bản vào sáng 22/3. Tuy nhiên, ông đã thay đổi lịch trình, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã ngay lập tức lên đường tới Ukraine để hội đàm với Tổng thống Volodymyr Zelensky, thay vì về nước theo kế hoạch ban đầu.

Lý do gì khiến Thủ tướng Nhật Bản phải giữ bí mật khi đến thăm Ukraine?

Theo kế hoạch, dự kiến chiều 21-3, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio mới kết thúc chuyến thăm Ấn Độ và trở về Nhật Bản vào sáng 22/3. Tuy nhiên, ông đã thay đổi lịch trình, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã ngay lập tức lên đường tới Ukraine để hội đàm với Tổng thống Volodymyr Zelensky, thay vì về nước theo kế hoạch ban đầu.

Lý do gì khiến Thủ tướng Nhật Bản phải giữ bí mật khi đến thăm Ukraine?

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (Ảnh: japan.go.jp).

Chuyến thăm hoàn toàn bí mật và bất ngờ, dự luận ngay lập tức đặt ra câu hỏi rằng: tại sao ông Kishida Fumio lại phải giữ bí mật đến phút cuối về chuyến thăm Ukraine. Truyền thông Nhật Bản cũng hoàn toàn bất ngờ về thông tin này.

Chuyến thăm hoàn toàn bí mật vì lý do an ninh

Theo phóng viên tại Tokyo, Thủ tướng Kishida đã đến thành phố Przemysl, phía Đông Nam Ba Lan và giáp biên giới với Ukraine, vào khoảng 1h30 sáng 21/3 (giờ địa phương). Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo Nhật Bản đến Ukraine kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2 năm ngoái. Trước đó, chưa có một Thủ tướng nào của Nhật Bản tới thăm một quốc gia hay vùng lãnh thổ đang có chiến sự kể từ khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc.

Tổng thống Zelensky đã đề nghị Thủ tướng Kishida tới thăm nước này trong cuộc điện đàm hồi tháng 1 năm nay. Theo NHK, Thủ tướng Kishida có thể sẽ khẳng định với Tổng thống Zelensky rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ tối đa cho Ukraine, tập trung vào việc tái thiết và hỗ trợ nhân đạo.

Một quan chức của chính phủ Nhật Bản cho biết, để tránh những cuộc không kích, ông Kishida Fumio đã đi đường bộ từ Ba Lan rồi vào Kiev. Lịch trình này không hề được tiết lộ với truyền thông trong và ngoài nước. Mặc dù đã có lịch trình dự kiến, nhưng vì lý do an ninh nên giới chức Nhật Bản không thông tin chi tiết và cho biết lịch trình đang được điều chỉnh. Thậm chí có thông tin đưa ra ông Kishida Fumio vẫn chưa có ý định thăm Ukraine.

Thông thường, các chuyến thăm nước ngoài của thủ tướng và nội các Nhật Bản đều phải thông qua tại quốc hội nước này. Nhưng chính phủ Nhật Bản rất lo ngại về độ an toàn nếu lịch trình thăm Ukraine được công bố trước, nên đã điều chỉnh thời gian thăm chớp nhoáng ngay trong chuyến thăm Ấn Độ.

Trong các nước thành viên của nhóm G7, Nhật Bản là nước duy nhất có lãnh đạo chưa đến thăm Ukraine kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra. Do vậy, Thủ tướng Kishida mong muốn đến Ukraine trước khi Hội nghị G7 diễn ra, nhất là trong bối cảnh Hội nghị này sẽ thảo luận chi tiết về xung đột Nga – Ukraine.

Như vậy, có thể thấy, chính phủ Nhật Bản đã rất thận trọng với chuyến thăm Ukraine của Thủ tướng Kishida Fumio mặc dù về mặt ngoại giao thì chuyến thăm này không thể không thực hiện. Chính phủ Nhật Bản nhận định rằng vấn đề lớn nhất là vấn đề an ninh của chuyến thăm, đồng thời đã tham khảo kinh nghiệm của Mỹ khi thực hiện chuyến thăm Ukraine của Tổng thống Joe Biden trước đó.

Tất cả lịch trình di chuyển của ông Joe Biden tại Ukraine được quân đội Mỹ đảm bảo. Nhưng đối với Thủ tướng Kishida thì sao? Một quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết Mỹ có tiềm năng về quân đội, các nước châu Âu được đảm bảo an ninh bởi gia nhập NATO. Nhưng riêng Nhật Bản tự đảm bảo an ninh cho chuyến thăm trong bối cảnh hiện tại là vô cùng khó khăn. Với lý do đó, việc quyết định thăm chớp nhoáng Ukraine đã có tính toán từ trước và để đảm bảo an ninh tuyệt đối.

Thời gian lịch trình

Bên cạnh lý do về bảo đảm an ninh, thì Bộ Ngoại giao Nhật Bản nhận định rằng sau tháng 4, tình hình căng thẳng do cuộc xung đột Nga-Ukraine có khả năng sẽ gia tăng. Nên việc thực hiện chuyến thăm Ukraine trong tháng 4 là rất khó khăn. Vì vậy, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng tính đến phương án lịch trình thăm thực hiện trong tháng 3. Trong tháng 3 chỉ có ngày 21/3 là ngày nghỉ lễ của Nhật Bản. Ngày 22/3, Thủ tướng Kishida không có lịch tham gia vào kỳ họp Quốc hội. Vì vậy, thăm Ukraine trong ngày 22/3 là thích hợp hơn cả.

Chuyến thăm của Thủ tướng Kishida diễn ra trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ở thăm Nga và hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin, trong đó có thảo luận về tình hình Ukraine. Nhật Bản và các đồng minh phương Tây đã hỗ trợ cho Ukraine và áp lệnh trừng phạt Nga kể từ khi xung đột giữa hai nước láng giềng nổ ra hồi tháng 2 năm ngoái.

Tháng trước, Tokyo thông báo sẽ viện trợ tài chính trị giá 5,5 tỷ USD cho Kiev sau khi đã cung cấp hàng tỷ USD viện trợ nhân đạo và hỗ trợ các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, đến nay, theo quy định của hiến pháp, Nhật Bản chưa hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Cuối năm 2022, Nhật Bản đã sửa đổi một số chính sách quốc phòng quan trọng. Trong nỗ lực thực hiện cải tổ quốc phòng lớn nhất nhiều thập niên qua, Nhật Bản đặt mục tiêu tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng để đạt tiêu chuẩn NATO, nghĩa là dành 2% GDP cho quốc phòng, vào năm 2027.

Nội dung hội đàm được đặc biệt quan tâm

Sau khi chuyến thăm chớp nhoáng được quyết định, nội dung hội đàm giữa Thủ tướng Kishida Fumio và Tổng thống Zelensky được đặc biệt quan tâm.

Trước tiên Thủ tướng Kishida Fumio trực tiếp bày tỏ sự ủng hộ đối với Ukraine và cá nhân Tổng thống Zelensky trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine có khả năng gia tăng. Chính phủ Nhật Bản cũng cho biết, đến nay, Nhật Bản đã cung cấp máy phát điện, hệ thống chiếu sáng bằng pin mặt trời…để giúp Ukraine vượt qua mùa đông giá lạnh năm nay, giúp rà phá bom mìn…Nhật Bản có khả năng sẽ cam kết tăng thêm khoản hỗ trợ trong hội đàm.

Theo quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản thì đây là thời điểm quan trọng nhất khi Thủ tướng Kishida sẽ đề nghị Ukraine hợp tác với Nhật Bản trong Hội nghị G7 mà trước mắt là mời tham dự hội nghị này. Nghĩa là Nhật Bản nói rõ ràng rằng sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine và các nước thành viên G7 cũng vậy, đồng thời mong muốn Ukraine thấy rõ lập trường của Nhật Bản khi đang nỗ lực đóng góp cho việc xây dựng lại trật tự thế giới.

Cuộc hội đàm giữa hai bên sẽ làm cho ông Kishida bớt canh cánh trong lòng khi Nhật Bản là nước duy nhất trong nhóm G7 có lãnh đạo chưa thăm Ukraine. Hơn thế nữa, ngay trong Đảng Tự do Dân chủ cũng có ý kiến cho rằng trên cương vị Chủ tịch G7 mà chưa đến thăm Ukraine thì quả thật cũng “khó ăn nói” với cộng đồng quốc tế.

Còn có cả ý kiến từ quan chức trong LDP cho rằng trên phương diện ngoại giao thì không cần thăm Ukraine. Bởi lẽ không nên làm quá trong vấn đề đối địch với Nga. Dư luận đang nóng lòng về kết quả của cuộc hội đàm trực tiếp đầu tiên giữa Nhật Bản và Ukraine. Dù có kết quả như thế nào đi chăng nữa thì chắc chắn sẽ có những phản ứng từ những đối tác không cùng lập trường.

Lan Phương

Nguồn Reuters, Bloomberg


Lan Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]