Mỹ, Ukraine và LHQ phản hồi đề xuất của Tổng thống Nga về thành lập chính phủ lâm thời ở Kiev
Các bên liên quan đã đưa ra phản hồi về đề xuất hôm 28/3 của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng, cần đặt Ukraine dưới hình thức quản lý tạm thời để tổ chức bầu cử và ký kết các thỏa thuận quan trọng nhằm giải quyết xung đột.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Nguồn: Reuters)
Theo hãng thông tấn RIA, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres, Ukraine có một chính phủ "chính danh" cần được tôn trọng.
Người phát ngôn của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ cũng đã bác bỏ ý tưởng của Tổng thống Putin về việc lập chính quyền tạm thời ở Ukraine. Quan chức này cho rằng, việc điều hành Ukraine “phải được Hiến pháp và người dân nước này quyết định”.
Về phía Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã bác bỏ đề xuất của người đồng cấp Nga Putin rằng, Kiev có thể có chính phủ lâm thời dưới sự giám sát của LHQ, gọi đây là “thủ đoạn để trì hoãn hòa bình”.
Theo ông, Kiev sẽ sẵn sàng tham gia đàm phán với bất kỳ đại diện nào từ phía Nga ngoại trừ Tổng thống Vladimir Putin.
Đội ngũ của Tổng thống Zelensky cũng có những phản ứng gay gắt với đề xuất này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Heorhii Tykhyi đã đáp trả tuyên bố của ông Putin bằng đề xuất thành lập một cơ quan quản lý hành chính tạm thời của LHQ tại Nga, bắt đầu từ thành phố phía Bắc vòng Bắc Cực Vorkuta.
Trên mạng xã hội X, cố vấn truyền thông Dmytro Lytvyn của Tổng thống Ukraine cũng cho rằng, với việc đưa ra ý tưởng trên, Tổng thống Putin vẫn chưa quyết định sẽ đối thoại với ai để nghiêm túc tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột.
Hôm 28/3, phát biểu tại một sự kiện ở thành phố Murmansk, Tây Bắc nước Nga, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố, việc giải quyết cuộc xung đột tại Ukraine cần được thảo luận kỹ lưỡng.
Ông đồng thời đề nghị tiến hành thảo luận dưới sự bảo trợ của LHQ, Mỹ, các nước châu Âu và một số nước đối tác về việc thành lập một chính quyền chuyển tiếp tại Ukraine. Theo ông, điều này sẽ cho phép tổ chức một cuộc bầu cử dân chủ ở quốc gia láng giềng và bầu lên chính quyền mới có thể đàm phán về thỏa thuận hòa bình cũng như ký các văn kiện pháp lý liên quan.
Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Nga cũng cho hay, các lực lượng nước này đang nắm “thế chủ động chiến lược” dọc tiền tuyến với Ukraine và có thể “kết thúc cuộc chơi” với chiến thắng.
Nga hiện đang đàm phán trực tiếp với Mỹ - quốc gia đóng vai trò trung gian đàm phán ngừng bắn giữa Moscow và Kiev sau hơn 3 năm xung đột, trong khi các nước châu Âu đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để thống nhất giải pháp phối hợp.
Theo Báo Thế giới và Việt Nam
{name} - {time}
-
2025-03-31 19:46:00
Đạn dược của Ba Lan cạn kiệt nhanh chóng khi viện trợ cho Ukraine
-
2025-03-31 18:16:00
New York Times tiết lộ “bí mật” về sự can thiệp của Mỹ vào cuộc xung đột ở Ukraine
-
2025-03-29 09:30:00
Nga hạ thủy tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mới
Mỹ chuyển thông điệp tới quân đội ở Greenland
Động đất tại Myanmar: WHO kích hoạt hệ thống quản lý khẩn cấp
Houthis đe dọa Mỹ bằng hệ thống phòng không tiên tiến
Nga hạ thủy tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa siêu vượt âm Zircon
Tổng thống Trump ký sắc lệnh chống lại công ty luật từng dính líu tới vụ điều tra ông
Nga ra mắt súng trường laser chống máy bay không người lái
Thái Lan ban bố tình trạng khẩn cấp
Nga chuẩn bị cho cuộc tấn công mùa xuân ở Sumy và Kharkiv
Nhà lập pháp Ukraine tiết lộ chi tiết về thỏa thuận khoáng sản “kinh hoàng” với Mỹ