Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số ở TP Thanh Hóa
Để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số (CĐS), cùng với phát triển kinh tế số và xã hội số, TP Thanh Hóa đã tập trung xây dựng chính quyền số gắn với cải cách hành chính nhằm nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.
Bộ phận “một cửa” UBND TP Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.
Dù không nằm trong danh sách được giao hoàn thành nhiệm vụ CĐS trong năm 2023, nhưng phường Quảng Thắng đã chủ động đăng ký và đã hoàn thành các tiêu chí CĐS. Để tạo điểm nhấn trong thực hiện, phường Quảng Thắng đã thực hiện nhiều mô hình CĐS tại bộ phận “một cửa” UBND phường. Trong đó, mô hình “Điểm dịch vụ công trực tuyến” được phường ưu tiên thực hiện để giúp tổ chức, cá nhân đăng ký, sử dụng các tài khoản định danh điện tử mức độ 1, mức độ 2 và biết cách sử dụng thông tin cá nhân để giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) trên nền tảng điện tử ở mọi lúc, mọi nơi.
Với mô hình “Thanh niên CĐS trong dịch vụ hành chính công”, đoàn phường đã tạo mã QR để người dân xem hướng dẫn và truy cập vào Cổng dịch vụ công tỉnh Thanh Hóa, đồng thời phân công đoàn viên trong “Tổ hỗ trợ chuyển đổi số” cùng công chức tư pháp, công chức văn phòng UBND phường trực tiếp hướng dẫn người dân nộp hồ sơ trực tuyến. Ngoài ra, các mô hình như “3 không”, “Ngày không viết, không nhập hồ sơ”, “Chứng thực không chờ” cũng được thực hiện cùng lúc, nhận được sự hài lòng và đánh giá cao của người dân.
Thực hiện Đề án “Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC”, các thao tác tiếp nhận, xử lý, phê duyệt, trả kết quả được thành phố và các phường, xã thực hiện trên hệ thống phần mềm một cách nhanh chóng, thuận tiện. Qua đó, tăng hiệu quả quản lý thông tin, dữ liệu, thuận tiện cho việc tra cứu nội dung hồ sơ TTHC trong trường hợp cần thiết, giảm tối đa việc ban hành, lưu trữ văn bản giấy. TP Thanh Hóa là đơn vị đi đầu trong xây dựng và triển khai quy trình điện tử luân chuyển hồ sơ giữa Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố và Chi cục Thuế khu vực TP Thanh Hóa - Đông Sơn, tích hợp vào hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, 100% hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện luân chuyển điện tử giữa Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố và Chi cục Thuế khu vực TP Thanh Hóa - Đông Sơn.
Thành phố cũng đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh xây dựng quy trình liên thông trong giải quyết TTHC từ cấp xã lên cấp thành phố và cấp sở trên môi trường điện tử. Đến nay, 100% TTHC lĩnh vực người có công và bảo trợ xã hội của thành phố đã thực hiện trên môi trường điện tử, công chức không phải chuyển hồ sơ giấy để giải quyết như trước đây. Ngoài ra, quy trình nội bộ giải quyết TTHC cũng được thành phố cập nhật, phân định rõ trách nhiệm, thời gian giải quyết của các đơn vị trên hệ thống thông tin “một cửa” điện tử.
Phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số được xác định là nhiệm vụ quan trọng để hiện đại hóa nền hành chính. Vì vậy, TP Thanh Hóa đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước. Hiện nay, các trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin của thành phố và phường, xã đều bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin, kết nối ổn định và hoạt động thông suốt. 100% các cơ quan Nhà nước được kết nối, sử dụng hệ thống TD-Office phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan Nhà nước (trừ văn bản mật) được thực hiện trên môi trường mạng; tỷ lệ văn bản điện tử được ký số đạt 100%, thay thế hoàn toàn văn bản giấy, giúp cho hoạt động của cơ quan, phòng, ban, đơn vị được nhanh chóng, tiết kiệm. Đặc biệt, để tạo sự công khai, minh bạch, hạn chế sự nhũng nhiễu trong giải quyết TTHC, bộ phận “một cửa” thành phố và các phường, xã đều phân công công chức hướng dẫn tổ chức, cá nhân đăng ký tài khoản dịch vụ công trực tuyến; hướng dẫn tra cứu kết quả giải quyết TTHC bằng ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc máy tính; hướng dẫn thanh toán phí, lệ phí giải quyết TTHC trực tuyến... UBND thành phố cũng đã phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn đo lường - Chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ) triển khai đồng bộ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 cho 12 phòng, ban và 34 phường, xã với 267 quy trình cấp thành phố, 5.508 quy trình cấp xã, phường (đạt 100%), góp phần quan trọng cải tiến quy trình làm việc và hiện đại hóa, nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính.
Với tiềm lực mạnh về kinh tế cùng tinh thần chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo và triển khai thực hiện, TP Thanh Hóa luôn đứng đầu các huyện, thị xã, thành phố về xếp hạng mức độ CĐS. Đây là động lực để TP Thanh Hóa tiếp tục phấn đấu, tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Bài và ảnh: Tố Phương
{name} - {time}
-
2024-11-21 08:54:00
Sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách thuận lợi cho người bệnh BHYT
-
2024-11-21 06:10:00
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025
-
2024-06-10 10:23:00
Nông Cống chú trọng công tác chuyển đổi số gắn với cải cách thủ tục hành chính
Phú Lộc đẩy mạnh chuyển đổi số
Thực hiện chuyển đổi số hiệu quả
Tuổi trẻ xung kích triển khai các công trình thanh niên số hóa thông tin
Triển khai công nghệ số trong xúc tiến thương mại
Triệu Sơn chuyển đổi số để phát triển toàn diện
Nga Sơn đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số
Triển khai thực hiện các tiêu chí chuyển đối số cấp huyện và mô hình “3 không”
Yên Định nhân rộng mô hình chuyển đổi số
Chuyển đổi số ở xã Quảng Bình