5 câu hỏi về tinh thần trách nhiệm trong công việc bạn cần chuẩn bị
Dù bạn ứng tuyển ở vị trí nhân viên, trưởng nhóm hay quản lý thì một trong những yếu tố luôn được nhà tuyển dụng “soi” rất kỹ chính là tinh thần trách nhiệm trong công việc. Họ cần biết khi có chuyện xảy ra, bạn sẽ đứng ra giải quyết hay đổ lỗi cho hoàn cảnh?
Và để tìm ra điều đó, họ không hỏi thẳng kiểu “Bạn có phải người có trách nhiệm không?” vì ai mà chẳng gật đầu. Thay vào đó, họ sẽ dùng những câu hỏi tình huống hoặc những câu hỏi khơi gợi trải nghiệm thật để đánh giá bạn một cách tinh tế hơn.
Dưới đây là một vài câu hỏi phỏng vấn phổ biến liên quan đến tinh thần trách nhiệm mà bạn có thể gặp khi tìm việc làm ở TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng... kèm theo một vài gợi ý cách trả lời để bạn dễ hình dung, hãy cùng tham khảo nhé.
Hãy kể về lần bạn mắc lỗi trong công việc, bạn đã xử lý như thế nào?
Mục đích của câu hỏi này không phải để “bắt bẻ” hay đánh rớt bạn mà để hiểu cách bạn đối mặt với sai sót và xử lý tình huống. Nhà tuyển dụng muốn xem bạn có dám nhận lỗi, biết rút kinh nghiệm từ sai lầm và chủ động tìm giải pháp hay đổ lỗi cho hoàn cảnh. Bởi vì trong công việc, sai sót là chuyện không thể tránh. Quan trọng là cách bạn phản ứng sau đó.
Thay vì nói “Em chưa từng mắc lỗi” nghe rất thiếu thực tế, bạn có thể kể một tình huống nhỏ nhưng có thật như: “Có một lần em gửi báo giá cho khách hàng nhưng lại nhầm file chưa cập nhật giá mới. Sau khi phát hiện ra, em lập tức liên hệ lại với khách để xin lỗi và gửi lại báo giá đúng, kèm theo lời giải thích rõ ràng. May mắn là khách hàng hiểu và vẫn tiếp tục hợp tác. Sau lần đó em học được là luôn phải kiểm tra kỹ trước khi gửi bất kỳ tài liệu nào ra ngoài”.
Bạn đã từng nhận một nhiệm vụ vượt quá khả năng hoặc ngoài phạm vi công việc chưa, bạn phản ứng ra sao?
Trong môi trường làm việc thực tế, rất hiếm khi mọi việc đi đúng 100% như mô tả công việc. Sẽ có lúc bạn phải “ôm” thêm một đầu việc mới, hoặc gặp phải tình huống mình chưa từng xử lý. Lúc đó, cách bạn phản ứng sẽ nói lên rất nhiều về tư duy làm việc, khả năng linh hoạt và tinh thần hỗ trợ đồng đội của bạn.
Khi trả lời câu hỏi này, hãy thể hiện sự chân thành, tinh thần cầu tiến và khả năng xử lý tình huống nhưng đừng biến nó thành một câu chuyện “chịu trận” quá tiêu cực như: “Có lần trưởng nhóm nghỉ đột xuất đúng lúc dự án cần chốt với khách hàng. Dù bình thường em chỉ phụ trách phần kỹ thuật nhưng hôm đó em tình nguyện đứng ra trình bày phương án với khách. Ban đầu hơi lo nhưng em đã nhờ đồng đội hỗ trợ chuẩn bị kỹ và buổi gặp diễn ra suôn sẻ. Nhờ lần đó, em cũng tự tin hơn khi giao tiếp và trình bày”.
Nếu phải làm việc với một đồng nghiệp thiếu trách nhiệm, bạn sẽ làm gì?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng không tìm kiếm một câu chuyện xấu về ai đó mà đang muốn hiểu cách bạn ứng xử trong môi trường làm việc, nơi mà không phải ai cũng chuyên nghiệp, đúng deadline hay luôn hỗ trợ lẫn nhau. Cụ thể, họ muốn biết bạn có thể xử lý tình huống nhạy cảm, tư duy tích cực và đặc biệt bạn có giữ được trách nhiệm của mình hay bị ảnh hưởng theo.
Bạn không cần kể ra một câu chuyện gay gắt hay nêu đích danh ai cả. Hãy giữ tông giọng khách quan, điềm tĩnh và thể hiện rằng bạn biết cách giải quyết mâu thuẫn một cách chuyên nghiệp. Đây là ví dụ bạn có thể tham khảo: “Trong quá trình làm việc, em cũng từng gặp trường hợp đồng nghiệp chưa hoàn thành phần việc đúng hạn, ảnh hưởng đến tiến độ chung. Thay vì chỉ trích, em thường chủ động trao đổi thẳng thắn để hiểu lý do và cùng tìm hướng giải quyết. Đồng thời, em cũng cố gắng giữ đúng trách nhiệm phần việc của mình vì em tin rằng nếu mình làm tốt thì sẽ lan toả tinh thần tích cực trong nhóm”.
Câu trả lời như vậy cho thấy bạn có sự thấu hiểu, biết hợp tác nhưng không buông xuôi hoặc đổ lỗi - điều mà nhà tuyển dụng đánh giá rất cao trong môi trường teamwork.
Trong trường hợp bị trễ deadline, bạn sẽ xử lý thế nào?
Dù bạn có giỏi đến đâu, cũng sẽ có lúc gặp tình huống bất ngờ từ chuyện khách thay đổi yêu cầu, máy móc trục trặc hoặc đơn giản là ước lượng sai thời gian. Lúc đó, điều quan trọng là im lặng chờ đến khi bị nhắc hay chủ động thông báo, tìm giải pháp, hay chỉ than rằng “Em cũng không muốn vậy”.
Hãy cho thấy bạn là người có tinh thần trách nhiệm trong công việc, biết nhìn nhận vấn đề sớm và ưu tiên tìm cách khắc phục hơn là đổ lỗi bằng cách trả lời như: “Nếu thấy nguy cơ trễ deadline, em sẽ chủ động báo sớm với cấp trên hoặc khách hàng để cùng tìm cách xử lý như phân chia lại công việc hoặc điều chỉnh ưu tiên. Trong khả năng của mình, em cũng sẵn sàng làm thêm thời gian để đảm bảo chất lượng. Em hiểu rằng deadline là cam kết nên nếu có trục trặc, việc đầu tiên là phải minh bạch và cùng nhau giải quyết, chứ không giấu giếm hoặc bỏ qua”.
Tinh thần trách nhiệm có ý nghĩa gì với bạn trong công việc?
Bạn nhìn nhận trách nhiệm là gì, là nghĩa vụ, gánh nặng hay điều mình tự nguyện làm tốt nhất có thể? Bạn có xem công việc là việc của riêng mình hay chỉ làm cho xong, miễn hết giờ là xong trách nhiệm? Và bạn có đáng tin cậy để đảm trách những việc quan trọng không? Đó là mục tiêu của nhà tuyển dụng đằng sau câu hỏi này.
Tránh nói chung chung kiểu “Trách nhiệm là làm tốt công việc”. Thay vào đó, hãy nói chi tiết hơn “Em nghĩ đơn giản: nếu đã nhận việc thì phải làm tới nơi tới chốn. Có chuyện gì xảy ra thì mình phải đứng ra giải quyết, chứ không phải tìm lý do để trốn tránh. Tinh thần trách nhiệm với em không phải là điều to tát mà là những việc nhỏ mình vẫn làm mỗi ngày như đúng giờ, giữ lời hứa và không để người khác phải dọn dẹp hậu quả thay mình”.
Tinh thần trách nhiệm trong công việc không nằm ở lời nói mà thể hiện qua cách bạn ứng xử với vấn đề. Vì vậy, khi đi phỏng vấn, hãy chuẩn bị một vài câu chuyện thật chứng tỏ bạ nhận trách nhiệm, sửa lỗi, vượt qua khó khăn hoặc tự nguyện “nhảy vào” khi người khác thoái lui. Câu trả lời chân thật, cụ thể và thể hiện sự trưởng thành trong cách làm việc sẽ giúp bạn trở thành ứng viên không thể bỏ lỡ.
TH
{name} - {time}
-
2025-07-08 15:12:00
Hoa hậu Thanh Thủy lan tỏa hành động vì môi trường xanh bền vững ở Mỹ
-
2025-07-05 21:17:00
Dấu ấn màu xanh trên những nẻo đường
-
2025-07-02 08:19:00
Chung sức vì cuộc sống cộng đồng
Những người khuyết tật vượt nghịch cảnh
Hoa hậu Đoàn Thiên Ân tiếp tục hành trình “Trồng cây xanh-Ươm mầm tương lai”
Tuổi trẻ biên phòng trên những nẻo đường biên cương
Cô gái gen Z đưa nem chua xứ Thanh “lên sóng”
Nạn nhân chất độc da cam tự “lập trình” lại cuộc đời mình nhờ đam mê công nghệ
Góp sức trẻ xây nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách
Album âm nhạc đầu tiên tại Việt Nam kết nối giữa nghệ thuật và Blockchain
Ghiền Sài Gòn - Cùng bạn khám phá mọi ngóc ngách của Sài Gòn