(Baothanhhoa.vn) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành kế hoạch số 85/KH-UBND về việc bảo đảm công tác y tế ứng phó với các thảm họa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2021.

Bảo đảm công tác y tế ứng phó với các thảm họa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2021

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành kế hoạch số 85/KH-UBND về việc bảo đảm công tác y tế ứng phó với các thảm họa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2021.

Bảo đảm công tác y tế ứng phó với các thảm họa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2021

Việt Nam là một trong những quốc gia trọng điểm thiên tai trong khu vực Đông Nam Á và là một trong 10 quốc gia trọng điểm bị ảnh hưởng nhất bởi thiên tai trên thế giới. Các loại thiên tai điển hình như bão, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, dịch bệnh... diễn ra hàng năm, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản.

Thực hiện Chiến lược quốc gia phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai của Chính phủ, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh về các nguy cơ thảm họa, thiên tai, dịch bệnh có thể xảy ra, để chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại ở mức thấp nhất, đặc biệt giảm nhẹ tổn thất về sinh mạng con người trong lúc thảm họa xảy ra; phục hồi sức khỏe, giảm thiểu di chứng về sức khỏe con người; phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường sau khi xảy ra thảm họa, UBND tỉnh Thanh Hóa xây dựng Kế hoạch đảm bảo công tác y tế ứng phó với các thảm họa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Kế hoạch nhằm bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu ứng phó, khắc phục hậu quả khi có những hiểm họa, thảm họa xảy ra. Cải thiện khả năng tiếp cận của những người dễ bị tổn thương đối với các dịch vụ y tế dự phòng và chữa bệnh. Khôi phục chức năng cơ bản của dịch vụ y tế tại chỗ; giảm nguy cơ bùng phát và các tình huống khẩn cấp khác về sức khỏe. Phát huy mọi nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật theo phương châm 2 “Năm tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ; tự quản tại chỗ) và “Ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả). Tích cực, chủ động phòng ngừa, thông báo, báo động sớm; thu thập và xử lý thông tin nhanh, chính xác; chỉ huy điều hành thống nhất theo kế hoạch linh hoạt, sáng tạo và quyết đoán. Trong mọi trường hợp khẩn cấp thì người chỉ huy cao nhất hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường (là Trưởng ban, phó trưởng ban hoặc thành viên Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp) được ủy quyền điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của các đơn vị, cá nhân hiện có trên địa bàn tham gia ứng cứu.

Trong trường hợp vượt quá khả năng của tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai tại Trung ương, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai đề nghị hỗ trợ trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các cấp trên cơ sở chủ động tại chỗ từ cơ sở, kết hợp ứng cứu nhanh, huy động vật tư, phương tiện, lực lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để cứu người, sơ tán nhân dân, cứu tài sản. Phương tiện, trang thiết bị được huy động trưng dụng của các đơn vị, cá nhân vào hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ bị thiệt hại sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật. Tranh thủ sự chi viện, giúp đỡ của Trung ương, tỉnh thành lân cận, các ngành, các tổ chức theo từng tình huống xảy ra.

Các nội dung hoạt động bảo đảm công tác y tế ứng phó thảm họa bao gồm: Hiện đại hóa ngành Y tế bảo đảm đáp ứng nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Xây dựng quy trình/phương án ứng phó với thảm họa của ngành Y tế theo từng cấp độ; Xây dựng hệ thống nhận diện, xác định, đánh giá, phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ xảy ra các tình huống khẩn cấp (đối với giai đoạn trước khi xảy ra thảm họa). Đảm bảo thông tin liên lạc và tổ chức hoạt động cứu trợ y tế trong giai đoạn ứng phó, tìm kiếm cứu nạn khi thảm họa xảy ra. Giai đoạn phục hồi sau thảm họa. Giai đoạn giảm nhẹ sau thảm họa.

Kinh phí thực hiện từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí cho hoạt động ứng phó với thảm họa, ưu tiên cho khu vực biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn, địa bàn xung yếu về quốc phòng an ninh. Ngân sách chi thường xuyên của địa phương, chương trình phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chương trình Quân dân y kết hợp, kinh phí sự nghiệp y tế, nguồn tự có của các đơn vị y tế đảm bảo kinh phí cho hoạt động đào tạo, tập huấn, diễn tập ứng phó thảm họa; đảm bảo hoạt động của Ban Chỉ đạo và Đội đáp ứng nhanh. Kinh phí từ các tổ chức cứu trợ trong và ngoài nước; từ đóng góp của cộng đồng thông qua các tổ chức đoàn thể (Mặt trận tổ quốc, Hội chữ thật đỏ, Hội phụ nữ…).

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]