Việt Nam có khả năng đối mặt với nắng nóng khốc liệt trong năm 2025
(Ảnh: Thu Phương/TTXVN)
Thông tin về công tác năm 2024 của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Giám đốc Mai Văn Khiêm cho biết đây là năm có diễn biến thiên tai phức tạp, cực đoan với nhiều loại hình thiên tai đã xảy ra như hạn hán, xâm nhập mặn, nắng nóng, rét đậm rét hại, mưa lớn diện rộng, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất...; đặc biệt là sự xuất hiện và tác động của báo số 3 (bão Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn-Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức sáng 18/12, nhận định về xu thế các hình thái thời tiết có khả năng xảy ra trong năm 2025, Giám đốc Mai Văn Khiêm lưu ý nhiệt độ toàn cầu có xu hướng tăng, do vậy Việt Nam khả năng sẽ phải đối mặt với nắng nóng, nắng nóng gay gắt và khốc liệt.
Cùng với đó là mưa lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất, bão và bão lớn có xu thế xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu cũng như đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Hoàng Đức Cường đề nghị Trung tâm chủ động đổi mới phương pháp làm việc từ công tác quản lý đến vận hành hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn với phương châm chủ đạo là "Dự báo sớm hơn, chi tiết hơn, tin cậy hơn, số hóa hơn, trực quan hơn."
Trung tâm cần thực hiện tốt hơn nữa việc ứng dụng và nghiên cứu ứng dụng các công nghệ hiện đại nhất, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo, đồng thời triển khai chuyển đổi số toàn diện.
Cùng với đó, tiếp tục phát huy tốt vai trò là trung tâm hỗ trợ dự báo khu vực, thực hiện có hiệu quả các dự án, nhiệm vụ chuyên môn được giao bằng nguồn vốn đối ứng, vốn nước ngoài; chú trọng công tác phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành; tích cực, chủ động tham gia công tác truyền thông trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra
“Trung tâm cần tổ chức quán triệt việc sắp xếp tinh gọn bộ máy và sẵn sàng thực hiện theo sự phân công của tổ chức, sau đó là ổn định và kiện toàn bộ máy,” ông Hoàng Đức Cường nhấn mạnh.
Đề cập đến công tác phối hợp trong phòng, chống thiên tai, bà Đặng Thị Hương, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết trong năm 2024, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đã nhận được sự phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin kịp thời từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đặc biệt là đối với công tác dự báo sớm bão số 3 (Yagi), hoàn lưu bão để phục vụ công tác tham mưu, chỉ đạo ứng phó với các loại hình thiên tai.
Bà Đặng Thị Hương đề nghị trong năm 2025, hai bên cần phối hợp chặt chẽ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; nhất là đối với các loại hình thiên tai như lũ quét, sạt lở đất, dự báo định lượng mưa, dự báo phục vụ sự chỉ đạo, vận hành hồ chứa, liên hồ chứa.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng trao đổi, chia sẻ một số vấn đề về công tác dự báo, cảnh báo thiên tai thủy văn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác dự báo, công tác phối hợp trong dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
Trong năm 2024, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng thủy văn trên phạm vi cả nước.
Trung tâm đã theo dõi và dự báo 9 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới, 18 đợt không khí lạnh, 19 đợt nắng nóng, 21 đợt mưa lớn trên diện rộng, 15 đợt lũ, 39 đợt lũ quét, sạt lở đất; theo dõi, dự báo mực nước và dòng chảy các sông trên toàn quốc, đáp ứng yêu cầu phát điện và chỉ đạo điều hành liên hồ chứa phục vụ đổ ải vụ Đông Xuân 2023-2024; xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, triều cường, gió mạnh, sóng lớn và nước biển dâng trên các khu vực biển ngoài khơi và ven bờ.
Trung tâm thực hiện tốt công tác dự báo phục vụ khai thác, vận hành và phòng, chống thiên tai cho các lưu vực sông được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa... Các bản tin dự báo khí tượng thủy văn hạn ngắn, hạn vừa, hạn dài được thực hiện đầy đủ và cơ bản đều đạt chỉ tiêu đặt ra.
Tuy nhiên, trong triển khai thực hiện nhiệm vụ dự báo nghiệp vụ và phục vụ năm 2024, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia còn gặp nhiều khó khăn như chưa tính toán, dự báo được gió giật mạnh trên cấp siêu bão (cấp 17) trên đất liền (chưa từng xảy ra trong lịch sử) và thời gian tồn lưu bão kéo dài hơn bình thường; chưa dự báo được chính xác mưa cường suất lớn trên 200mm/6 giờ, chưa tính toán, dự báo sớm được lũ lịch sử lên nhanh với cường suất lớn tại một số vị trí trên sông Thao trong đợt lũ lớn lịch sử ở Bắc Bộ, chưa cảnh báo được chi tiết điểm lũ quét, sạt lở đất đến thôn, bản.
Ngoài ra, các hệ thống tính toán, lưu trữ dữ liệu gặp rất nhiều trục trặc do không được nâng cấp, bảo dưỡng bảo trì kịp thời, cụ thể như hệ thống siêu máy tính Cray XC-40 bị trục trặc trong tháng 7/2024 dẫn đến gián đoạn sản phẩm dự báo khu vực độ phân giải cao để tham khảo trong dự báo nghiệp vụ mưa lớn./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-18 06:47:00
Dự báo thời tiết 18/1: Thanh Hóa ngày nắng, nhiệt độ phổ biến 14-22 độ C
-
2025-01-17 09:47:00
Thời tiết dịp Tết ông Công ông Táo, Tết Nguyên đán 2025
-
2024-12-18 07:08:00
Dự báo thời tiết 18/12: Miền Bắc có nơi dưới 13 độ, miền Nam trên 32 độ C
EU thông qua quy định mới nhằm giảm đáng kể lượng rác thải bao bì
Dự báo thời tiết 17/12: Bắc Bộ hửng nắng nhưng vẫn rét buốt về đêm và sáng
Phát hiện thêm 112 loài mới tại Việt Nam, trong đó có tới 106 loài đặc hữu
Dự báo thời tiết ngày 16/12: Trời vẫn còn rét, mưa giảm dần
Hội nghị Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa không đạt kết quả
Tháng 1 và 2/2025 sẽ xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại kèm sương muối, băng giá
[Video] Dự báo thời tiết ngày 15/12
[Video] Dự báo thời tiết ngày 14/12
Thẩm định Bộ Chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường các địa phương năm 2023