(Baothanhhoa.vn) - Để xây dựng thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) trở thành đô thị văn minh vào năm 2022, ngay sau đại hội đảng bộ thị trấn nhiệm kỳ 2020-2025, cấp ủy, chính quyền, Nhân dân thị trấn Tân Phong đã và sớm bắt tay vào thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trên tất cả các lĩnh vực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng thị trấn Tân Phong trở thành đô thị văn minh

Để xây dựng thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) trở thành đô thị văn minh vào năm 2022, ngay sau đại hội đảng bộ thị trấn nhiệm kỳ 2020-2025, cấp ủy, chính quyền, Nhân dân thị trấn Tân Phong đã và sớm bắt tay vào thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trên tất cả các lĩnh vực.

Xây dựng thị trấn Tân Phong trở thành đô thị văn minh

Mô hình nuôi cá giống của gia đình anh Lê Thiên Nhâm cho hiệu quả kinh tế cao.

Nằm ngay trung tâm huyện Quảng Xương, thị trấn Tân Phong có diện tích tự nhiên 14,63 km2, quy mô dân số gần 25.000 người. Thị trấn Tân Phong được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và quy mô dân số của 3 đơn vị là thị trấn Quảng Xương và 2 xã Quảng Phong, Quảng Tân. Đồng chí Lê Hữu Mai, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy thị trấn Tân Phong, cho biết: “Với lợi thế đắc địa về giao thông khi Quốc lộ 1A đi qua địa bàn, tiệm cận sự phát triển của trung tâm kinh tế sôi động nhất tỉnh là TP Thanh Hóa, thị trấn Tân Phong chú trọng quy hoạch phát triển đô thị đồng bộ với các ngành nghề kinh tế chính là dịch vụ - thương mại và nông nghiệp công nghệ cao. Vì thế, Đại hội Đảng bộ thị trấn Tân Phong lần thứ I đã đề ra 28 chỉ tiêu chủ yếu và 3 chương trình trọng tâm cụ thể, sát thực. Ngay sau đại hội, từ các tổ dân phố đến thị trấn đã nhanh chóng khởi động “guồng quay” với quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra”.

Để phát triển kinh tế theo hướng đô thị, thị trấn Tân Phong đã khuyến khích Nhân dân chuyển dần từ lao động nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp như giày da, may mặc, điện tử, cơ khí, điện dân dụng; vận động các hộ sản xuất, kinh doanh thành lập doanh nghiệp để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Các hộ có nghề truyền thống như làm bún, làm bánh, mây tre đan thì đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nguồn cung và chất lượng phục vụ người tiêu dùng. Hiện nay, trên địa bàn thị trấn có 1.148 hộ phát triển dịch vụ sản xuất, kinh doanh với 2.238 lao động dịch vụ, tổng thu từ dịch vụ - thương mại trong 6 tháng đầu năm đạt hơn 444 tỷ đồng.

Cùng với dịch vụ - thương mại, Đảng ủy thị trấn Tân Phong tập trung chỉ đạo đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, giảm dần diện tích gieo trồng hiệu quả thấp sang trồng các loại rau màu giá trị kinh tế cao. Hiện nay, trên địa bàn thị trấn có 136 hộ nuôi trồng thủy sản với diện tích hơn 85 ha, 117 hộ sản xuất giống thủy sản cùng nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao như trồng dưa Taki trong nhà lưới, trại ốc nhồi hữu cơ Long Sơn Hải, trại cá giống Thiên Nhâm... Minh chứng cho điều này, đồng chí Lê Hữu Mai, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy thị trấn Tân Phong đã đưa chúng tôi đến thăm mô hình cá giống của gia đình anh Lê Thiên Nhâm, ở tổ dân phố Dục Tú. Nằm ngay trung tâm của thị trấn nhưng anh Nhâm đầu tư mô hình nuôi cá lóc thương phẩm và cá giống trong bể xi măng với quy mô khá lớn. Anh Nhâm cho biết: “Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm, cộng với ít vốn nên tôi chỉ nuôi thử nghiệm 2 bể cá lóc thương phẩm. Sau vụ đầu tiên cho hiệu quả, tôi đã mở rộng quy mô. Được hội nông dân tạo điều kiện cho vay vốn và tạo quỹ đất phát triển sản xuất, tôi đã xây dựng 20 bể xi măng trên diện tích hơn 1 ha của gia đình. Ngoài nuôi cá lóc, tôi còn đầu tư nuôi thêm cá trạch, cá rô đầu vuông, ếch và ốc nhồi. Tất cả đều phát triển tốt”. Không chỉ anh Nhâm mà nhiều hộ gia đình khác trên địa bàn thị trấn đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đưa tổng doanh thu từ nông nghiệp của thị trấn trong 6 tháng đầu năm đạt gần 96 tỷ đồng.

Để đáp ứng tiêu chuẩn về hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ theo hướng đô thị, trong 6 tháng đầu năm, thị trấn Tân Phong đã đầu tư mở rộng và nâng cấp tuyến đường đi Bái Chạ, đường Tân Hưng đi Tân Cổ, đường Quai đi Đồng Thanh; xây dựng vỉa hè phía Tây Quốc lộ 1A đoạn qua tổ dân phố Trung Phong; sửa chữa Trường Tiểu học Tân Phong 2, Tiểu học Tân Phong 3. Thị trấn cũng đã hoàn thiện, nghiệm thu và đưa vào sử dụng các nhà văn hóa phố Tân Hậu, Phú Thọ, Khang Thịnh...; tuyến đường từ Tri Hòa đi Tân Thượng, từ Quốc lộ 1A đi trung tâm Methadone, vỉa hè, khuôn viên cây xanh phía Bắc Công ty Giày Alina. Hệ thống điện chiếu sáng tại các tổ dân phố Tân Cổ, Ước Ngoại, Đồng Thanh cũng được lắp đặt mới... Ngoài ra, thị trấn cũng đã thu hồi xong diện tích đất để thực hiện các dự án khu sản xuất sản phẩm đồng – nhôm mỹ nghệ; xưởng sản xuất tấm xốp đông lạnh; cơ sở sản xuất, lắp ráp các thiết bị tổng hợp H36; khu dân cư mới tại phố Tân Đoài.

Thực hiện quyết liệt, sáng tạo những chủ trương, chính sách đã đề ra trong nghị quyết đại hội đảng bộ thị trấn nhiệm kỳ 2020-2025 vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp để thị trấn Tân Phong không ngừng phát triển, xứng đáng là trung tâm kinh tế - xã hội của huyện Quảng Xương.

Bài và ảnh: Tố Phương


Bài và ảnh: Tố Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]