Theo các nhà phân tích, xuất khẩu sẽ tiếp tục là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2022, khi thị trường nội địa vẫn phục hồi chậm chạp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xuất khẩu vẫn sẽ là động lực chính cho kinh tế Trung Quốc năm nay

Theo các nhà phân tích, xuất khẩu sẽ tiếp tục là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2022, khi thị trường nội địa vẫn phục hồi chậm chạp.

Xuất khẩu vẫn sẽ là động lực chính cho kinh tế Trung Quốc năm nayBốc dỡ hàng hóa tại cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). (Ảnh: THX/TTXVN)

Vị thế khó lay chuyển của xuất khẩu

Bà Mattie Bekink, Giám đốc phụ trách thị trường Trung Quốc tại diễn đàn dành riêng cho các nhà lãnh đạo tài chính Economist Intelligence Corporate Network, cho biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong nhiều năm đã phát tín hiệu rằng họ muốn dừng sự phụ thuộc vào xuất khẩu như nguồn lực tăng trưởng chính và chuyển hướng tới tiêu dùng nội địa để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.

Nhưng chuyên gia này khẳng định điều đó chưa hề xảy ra trong đại dịch COVID-19. Vì vậy, sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc phần lớn vẫn dựa vào việc trở lại mô hình định hướng theo xuất khẩu đi trước, trong khi tiêu dùng vẫn còn “chậm nhiệt.”

Bà viện dẫn số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) rằng vào năm 2020, xuất khẩu ròng đóng góp tỷ trọng lớn nhất tính từ năm 1997 cho tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội ( GDP ) của Trung Quốc. Trong khi đó, tiêu dùng thậm chí vẫn chưa phục hồi về xu hướng trước khi dịch COVID-19 bùng phát.

Bất chấp sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời kỳ đại dịch, thặng dư thương mại của Trung Quốc đã tăng từ 523,99 tỷ USD vào năm 2020 lên 676,43 tỷ USD vào năm 2021 - mức cao nhất được ghi nhận có từ năm 1950 theo thống kê từ nhà cung cấp dữ liệu tài chính hàng đầu Trung Quốc Wind information.

Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố số liệu cho thấy GDP trong năm 2021 của nước này tăng 8,1%, tốc độ nhanh nhất trong một thập kỷ qua.

NBS cho rằng mức tăng trưởng trên cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Song tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong quý 4 năm ngoái có phần chậm lại, chỉ ở mức 4%. Mức này cao hơn so với mức dự báo, song lại là mức tăng trưởng yếu nhất trong vòng một năm rưỡi qua.

Chia sẻ quan điểm của chuyên gia Bekink, bà Zerlina Zeng, nhà phân tích tín dụng cấp cao tại công ty nghiên cứu thị trường CreditSights nhận định xuất khẩu vẫn sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng rất quan trọng cho nền kinh tế Trung Quốc vào năm 2022.

Trong khi đó, nhu cầu nội địa sẽ tiếp tục là lực cản đối với nền kinh tế do chính sách “zero COVID” của Trung Quốc đã dẫn đến nhiều hạn chế đi lại trong nước, bao gồm cả việc đóng cửa thành phố Tây An vào cuối tháng 12 vừa qua.

Số liệu thống kê chính thức công bố hôm thứ Hai cho thấy doanh số bán lẻ trong tháng 12/2021 của Trung Quốc đã thấp hơn kỳ vọng và chỉ tăng 1,7% so với cùng kỳ một năm trước.

Chi tiêu nội địa phục hồi chậm

Ông Steve Cochrane, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại công ty chuyên phân tích-nghiên cứu thị trường Moody’s Analytics nhận xét với chính sách “zero COVID” và các hạn chế đi lại được tái áp đặt, chi tiêu trong kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán sắp bắt đầu vào đầu tháng Hai năm nay tại Trung Quốc dự kiến cũng sẽ khá yếu.

Tết Nguyên đán là kỳ nghỉ lễ lớn nhất trong năm của Trung Quốc, với hàng triệu người trên khắp đất nước về lại nhà cùng những người thân yêu để tham gia lễ hội mùa Xuân.

Nhưng với tâm lý người tiêu dùng vẫn còn nhiều bất ổn và hoạt động tuyển dụng còn trầm lắng, chính phủ Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế trong nước.

Bà Zeng cho biết đó lý do tại sao Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (ngân hàng trung ương - PBoC) đã đi trước trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ, bao gồm cắt giảm lãi suất cơ bản cũng như “bơm” ròng thanh khoản trung và dài hạn.

Mới đây nhất vào ngày 20/1, PBoC đã cắt giảm lãi suất cơ bản của khoản vay kỳ hạn 1 năm xuống còn 3,7%, so với mức 3,8% sau đợt cắt giảm 0,05 điểm phần trăm hồi tháng 12/2021.

Xuất khẩu vẫn sẽ là động lực chính cho kinh tế Trung Quốc năm nayChính phủ Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy kinh tế trong nước. (Ảnh: THX/TTXVN)

Lãi suất của gói vay kỳ hạn 5 năm cũng giảm 0,05 điểm phần trăm xuống còn 4,6%. Đây là đợt cắt giảm loại lãi suất này đầu tiên của PBoC kể từ tháng 4/2020.

Trước đó vào ngày 17/1, PBoC đã cắt giảm chi phí của các khoản cho vay trung hạn lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020. Cụ thể, PBoC đã cắt giảm lãi suất 10 điểm cơ bản từ 2,95% xuống 2,85% của các khoản vay trị giá 700 tỷ NDT (110,19 tỷ USD) thông qua công cụ cho vay trung hạn (MLF) một năm đối với nhiều thể chế tài chính.

Với 500 tỷ nhân dân tệ các khoản vay MLF sẽ đến hạn trong ngày 17/1, quyết định trên đã giúp “bơm” vào hệ thống ngân hàng 200 tỷ nhân dân tệ. Ngoài ra, PBoC cũng giảm lãi suất của các thỏa thuận mua lại đảo ngược kỳ hạn bảy ngày từ 2,2% xuống 2,1%.

Động thái trên của PBoC diễn ra giữa bối cảnh lo ngại ngày một gia tăng về sự giảm tốc tăng trưởng của của nền kinh tế Trung Quốc. Lãi suất cho vay cơ bản ảnh hưởng đến lãi suất cho vay đối với các khoản vay doanh nghiệp và hộ gia đình trong nước.

Nhà phân tích Cochrane của Moody’s tỏ ra không ngạc nhiên trước những động thái hỗ trợ nêu trên. Trong tương lai, khi nhiều yếu tố bất ổn còn tồn tại, chính phủ Trung Quốc có thể tăng bổ sung thanh khoản và cắt giảm thêm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Theo THX


Theo THX

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]