Tập trung đẩy mạnh tiêm phòng vắc-xin dại cho đàn chó, mèo
Hiện nay, tình hình bệnh dại động vật trên cả nước đang diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Với tổng đàn chó, mèo lớn, Thanh Hóa đã và đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dại động vật, trong đó tập trung đẩy mạnh tiêm vắc-xin phòng bệnh dại cho chó, mèo.
Huyện Như Xuân tích cực triển khai thực hiện công tác tiêm phòng vắc-xin bệnh dại cho đàn chó, mèo.
Thông tin từ Cục Thú y, từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 45 ổ bệnh dại trên động vật tại 22 tỉnh, thành phố; tăng 6 ca và tăng gấp đôi số tỉnh, thành phố có dịch so với cùng kỳ năm 2023; nhiều ổ dịch liên tiếp bùng phát và chưa có dấu hiệu dừng lại. Là một trong những địa phương có tổng đàn chó, mèo lớn, những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, Thanh Hóa đã xảy ra 3 ổ bệnh dại trên động vật, làm chết 2 người và 86 người bị phơi nhiễm.
Tuy nhiên tại các địa phương, công tác quản lý đàn chó, mèo chưa được chặt chẽ, tình trạng chó thả rông nơi công cộng, không rọ mõm, xích, không có người dắt còn phổ biến. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân trong việc chấp hành các quy định về nuôi chó mèo và phòng chống bệnh dại, tiêm phòng vắc-xin còn hạn chế. Việc kinh doanh, vận chuyển chó, mèo từ địa phương khác ra, vào địa bàn tỉnh khó kiểm soát; công tác thống kê số lượng đàn tại các địa phương chưa chính xác. Mặc dù Thanh Hóa là một trong 10 tỉnh có tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin dẫn đầu cả nước, đạt trên 70% nhưng việc tiêm phòng vẫn chưa triệt để, nhiều địa phương đạt thấp và chưa đồng đều; người dân còn thờ ơ trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại nên đã xảy ra nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc.
Tại huyện Như Xuân, công tác tiêm phòng vắc-xin dại cho đàn chó, mèo đã có nhiều chuyển biến tích cực, năm 2023 đạt 94% diện tiêm, bằng 117,5% kế hoạch tỉnh giao. Tuy nhiên, do công tác thống kê tại cơ sở còn sai lệch nên tỷ lệ tiêm vắc-xin chưa đồng đều giữa các xã, nhiều xã có tỷ lệ tiêm thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phòng, chống dịch bệnh. Ông Lê Tiến Đạt, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Xuân, cho biết: "Thực hiện năm cao điểm tiêm phòng vắc-xin dại cho đàn chó, mèo, huyện Như Xuân đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, thống kê chính xác số hộ nuôi và số lượng chó, mèo tại các thôn bản, khu phố, hộ gia đình; lập sổ theo dõi, thống kê chi tiết đến từng hộ để từ đó có phương án, giải pháp cụ thể triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tiêm phòng vắc-xin dại, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt 100% diện tiêm. Đồng thời, bố trí nguồn kinh phí để chuẩn bị vắc-xin, hóa chất vật tư, thiết bị hỗ trợ, dụng cụ kẹp vợt bắt chó mèo cho công tác phòng, chống dịch, tiêm phòng trên địa bàn...".
Thực hiện “Năm cao điểm tiêm phòng vắc-xin dại cho đàn chó, mèo” và duy trì liên tục trong 3 năm để kiểm soát bệnh, các địa phương trên địa bàn tỉnh cần rà soát chính xác số lượng chó, mèo để xây dựng phương án tiêm phòng bảo đảm đạt 100% diện tiêm. Bên cạnh đó, thời gian tiêm phòng phải đảm bảo theo đúng kế hoạch, căn cứ vào tình hình thực tế để tổ chức các ngày cao điểm thực hiện tiêm phòng triệt để, dứt điểm, tránh kéo dài, nhất là khi thời tiết chuyển sang mùa nắng nóng, mưa bão. Đồng thời, cần chủ động kế hoạch bố trí kinh phí chuẩn bị vắc-xin, hóa chất, vật tư, thiết bị hỗ trợ cho công tác tiêm phòng và kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc; nhất là đối với các huyện miền núi thường gặp nhiều khó khăn trong công tác tiêm vắc-xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo nói riêng, các loại vắc-xin gia súc, gia cầm nói chung. Trong quá trình tiêm, cán bộ thú y nên chủ động theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện những diễn biến bất thường của động vật.
Bên cạnh những giải pháp về thực hiện công tác tiêm phòng vắc-xin bệnh dại, các địa phương cần chú trọng tuyên truyền, nhất là khu vực nông thôn và đối tượng trẻ em về tính chất nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh dại; các quy định về quản lý chó, không để chó chạy rông, khi đưa chó ra ngoài cần thực hiện nghiêm việc đeo rọ mõm và có người dắt. Mặt khác, phân công lực lượng tăng cường giám sát đến tận hộ dân, thôn, bản, tổ dân phố phát hiện sớm bệnh dại trên động vật để có biện pháp xử lý, ngăn chặn và khống chế dịch bệnh kịp thời.
Bài và ảnh: Lê Ngọc
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:12:00
Nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông ở TP Thanh Hóa
-
2024-11-21 14:18:00
Như Thanh nỗ lực chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số
-
2024-03-20 09:37:00
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Bá Thước nâng cao nhận thức pháp luật cho học sinh
Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3: “Triệu bước chân nhân ái,” trao chia sẻ, yêu thương
Cụm thi đua số 3, LĐLĐ tỉnh triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024
Thành lập Ban chỉ đạo Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy”
Hỗ trợ hơn 1.266 tấn gạo cho 4 huyện bảo vệ, phát triển rừng
Sôi nổi Hội thi “Rung chuông vàng - Bí thư Chi đoàn giỏi” năm 2024
Kiên quyết xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, khai thác ngoài mốc giới
Điển hình xây dựng khu dân cư sáng - xanh - sạch – đẹp
Bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, thu gọn các loại chứng chỉ trùng lặp về nội dung
Yêu cầu Cục Đường bộ làm rõ trách nhiệm chưa thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng