(Baothanhhoa.vn) - Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Thạch Thành được giao quản lý, sử dụng và phát triển rừng trên diện tích hơn 8.118,74ha tại các huyện: Thạch Thành, Bá Thước, Hà Trung, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc. Trong đó có 6.658ha rừng phòng hộ và đặc dụng, còn lại là rừng sản xuất.

Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành

Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Thạch Thành được giao quản lý, sử dụng và phát triển rừng trên diện tích hơn 8.118,74ha tại các huyện: Thạch Thành, Bá Thước, Hà Trung, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc. Trong đó có 6.658ha rừng phòng hộ và đặc dụng, còn lại là rừng sản xuất.

Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch ThànhBQLRPH Thạch Thành phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện kiểm tra rừng tại xã Thành Long.

Các năm vừa qua, BQLRPH Thạch Thành đã xây dựng phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030, đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt. Đồng thời, ban đã có những sáng kiến cải tiến công tác quản lý, bảo vệ rừng (QL,BVR) nhằm giúp các hộ nhận khoán không những làm tốt công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) như: Giao khoán rừng và đất rừng cho Nhân dân trên địa bàn theo Nghị định 168/2016/NĐ-CP của Chính phủ; tổ chức sản xuất nông - lâm kết hợp, tăng cường công tác quản lý sử dụng rừng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nhận khoán để người dân yên tâm gắn bó với rừng. Các trạm BVR trên địa bàn các xã đơn vị quản lý đã tăng cường công tác QL,BVR tận gốc. Cán bộ thư­ờng xuyên bám cơ sở tuyên truyền cho các hộ nhận đất, nhận rừng hiểu được trách nhiệm, quyền lợi khi tham gia các hoạt động QL,BVR và PCCCR; cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất có giá trị kinh tế cao; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng gắn với phát triển rừng gỗ lớn, trồng rừng bằng cây nuôi cấy mô; hướng dẫn khai thác tài nguyên rừng, lâm sản ngoài gỗ đúng quy định; tổ chức chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới tán rừng; đấu mối với các đơn vị thu mua sản phẩm cho các trang trại... Các trạm đã chủ động phối hợp với các xã chủ động kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các đối tư­­ợng vi phạm Luật Lâm nghiệp. Các thôn có rừng đã phối hợp với ban quản lý vận động các hộ sinh sống gần rừng, ven rừng ký cam kết không vi phạm an ninh rừng, tích cực tham gia công tác PCCCR. Chủ động thực hiện tốt các giải pháp PCCCR như xây dựng, tu sửa được 30km đường băng cản lửa; phát dọn thực bì làm giảm vật liệu cháy dưới tán rừng thông được hơn 700ha; đốt trước vật liệu cháy có điều khiển được 120ha; mua sắm các dụng cụ phục vụ PCCCR như máy thổi gió, dao phát, bàn dập lửa... Tăng cường công tác tuyên truyền, tuần tra, kiểm tra, trực gác lửa rừng những ngày nắng nóng và những khu vực tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh rừng và cháy rừng.

Hiện nay, BQLRPH Thạch Thành đã giao toàn bộ diện tích quản lý ổn định, lâu dài cho 580 hộ nhận khoán chăm sóc, BVR và tổ chức sản xuất lâm nghiệp. Các hộ nhận khoán đã xây dựng được 55 gia trại và trang trại nông - lâm kết hợp, đem lại nguồn thu khá cao, tạo việc làm tại chỗ và cải thiện thu nhập cho hàng trăm lao động. Nổi bật như mô hình trang trại BVR, phát triển rừng kết hợp trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm của gia đình bà Nguyễn Thị Dung, ông Nguyễn Văn Đức (thị trấn Vân Du). Từ năm 2022 đến tháng 8/2024, BQLRPH Thạch Thành đã hướng dẫn kỹ thuật; cung ứng cây giống lâm nghiệp cho các hộ nhận khoán trồng được hơn 150ha rừng gỗ lớn. Nhìn chung, các hộ nhận khoán đất lâm nghiệp đã yên tâm bảo vệ, phát triển rừng theo hướng bền vững.

Kết quả nổi bật là cấp ủy, chính quyền và người dân trên địa bàn đã nhận thức được rừng góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường nên công tác bảo vệ, phát triển rừng đã được xã hội hóa. Toàn bộ diện tích rừng do BQLRPH Thạch Thành quản lý không xảy ra cháy. An ninh rừng trên địa bàn cơ bản được giữ vững. Tài nguyên rừng được quản lý, bảo vệ theo hướng bền vững. Thông qua triển khai các ch­ương trình, dự án và công tác lâm nghiệp, ban đã góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế tại một số xã, thay đổi nhận thức và nâng cao trình độ kỹ thuật trồng, chăm sóc, BVR cho người dân, b­ước đầu hình thành các vùng nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, hình thành các mô hình phát triển kinh tế rừng, trang trại nông - lâm tổng hợp hiệu quả.

Bài và ảnh: Thu Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]