Nông dân thích ứng sản xuất, kinh doanh trên nền tảng số
Bên cạnh phương thức tiêu thụ truyền thống, các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước, giúp tiêu thụ nông sản ngày một thuận lợi hơn.
Sản phẩm chè của HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Bình Sơn (Triệu Sơn) được quảng bá, kinh doanh trên các kênh thương mại điện tử.
Bắt nhịp với chuyển đổi số, bên cạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã tiếp cận sử dụng các sàn kinh doanh thương mại điện tử, như: Lazada, Shopee, Tiki, Sendo..., và các mạng xã hội như youtube, facebook, zalo,
instagram, tiktok, twitter... để quảng bá, tìm kiếm thị trường, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Thời gian qua, HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Bình Sơn (Triệu Sơn) đã đẩy mạnh quảng bá sản phẩm trên các nền tảng trực tuyến như zalo, facebook, website; xây dựng các app bán hàng riêng. Ông Lê Đình Tú, giám đốc HTX, cho biết: "Mặc dù đã có thị trường tiêu thụ ổn định các sản phẩm chè tại một số cửa hàng, siêu thị mi ni trên địa bàn tỉnh, nhưng HTX đã nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng về công tác đào tạo, tập huấn, tạo tài khoản, gian hàng, hỗ trợ đưa nông sản lên thương mại điện tử, các kênh bán hàng như Tiki, Lazada, Postmart.vn... Sau một thời gian tiếp cận với hình thức bán hàng này, chúng tôi nhận thấy đây chính là cơ hội để các HTX, hộ sản xuất nông nghiệp đưa hình ảnh của sản phẩm đến với nhiều đối tượng khách hàng ở khắp mọi miền trên đất nước, thị trường được mở rộng, sản xuất, kinh doanh, nông sản đạt hiệu quả cao hơn. Đến nay, khoảng 40% sản lượng chè của HTX được tiêu thụ và truy xuất nguồn gốc qua nền tảng số”.
Các cấp, ngành liên quan cũng triển khai các giải pháp hỗ trợ để đưa các sản phẩm nông sản trong khâu quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Điển hình như, trong 9 tháng năm 2024, Hội Nông dân tỉnh đã vận động, tuyên truyền, khuyến khích hội viên đưa thêm 606 sản phẩm nông sản lên sàn điện tử Postmart; hỗ trợ hội viên tiêu thụ 5.632 tấn nông sản; kết nối cho hội viên tham gia 73 cuộc hội chợ quảng bá, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp... Các sản phẩm đưa lên các kênh bán hàng điện tử phần lớn là những sản phẩm nông nghiệp đã được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, trong đó có nhiều sản phẩm đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 - 5 sao. Hội cũng phối hợp xây dựng thương hiệu, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc cho 77 sản phẩm của hội viên trên toàn tỉnh; phối hợp, tham gia tổ chức 10 lớp tập huấn cho các chủ thể, hộ sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn hoàn thiện sản phẩm và hồ sơ đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024 cho 879 người.
Hội Nông dân tỉnh cũng phối hợp với các ban, ngành liên quan tập huấn, đào tạo cho hội viên về kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường số; được hướng dẫn đăng ký tài khoản kinh doanh, ký tài khoản thanh toán trực tuyến, thực hiện quy trình đóng gói - kết nối - giao nhận trong quá trình kết nối mua bán trên các sàn thương mại điện tử. Các sản phẩm nông nghiệp được quảng bá, giới thiệu thông qua sàn thương mại điện tử và các kênh phân phối của doanh nghiệp bưu chính sở hữu sàn; mở rộng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên kênh phân phối mới, hiện đại và bền vững thông qua nền tảng số. Hội Nông dân tỉnh cũng hỗ trợ hàng trăm trang trại, cơ sở sản xuất, chế biến sử dụng phần mềm nhật ký điện tử theo dõi quá trình sản xuất để phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Cụ thể, như: hỗ trợ đánh giá chứng nhận quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho sản phẩm lươn không bùn xã Đông Phú; tem nhãn truy xuất xuất xứ cho sản phẩm chuối sấy dẻo xã Đông Minh (Đông Sơn). Đồng thời, đánh giá giám sát chứng nhận
VietGAHP (lần 2) cho sản phẩm gà thương phẩm của HTX chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản Yên Lâm (Yên Định) và HTX Tân Hưng Phát xã Xuân Hưng (Thọ Xuân); sản phẩm mật ong xã của HTX dịch vụ Mai An Tiêm, xã Nga Thạch (Nga Sơn)...
Với sự chủ động của doanh nghiệp, người dân, các HTX sản xuất, chế biến nông sản và sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành, việc chuyển đổi số trong sản xuất, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến rõ nét. Từ đó làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh, giá trị kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho người dân.
Bài và ảnh: Minh Hà
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:44:00
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tầm soát cho khách hàng
-
2024-11-21 14:38:00
Sát hạch kỹ năng vận hành tại Nhà máy thủy điện Trung Sơn
-
2024-10-03 11:03:00
GCDRI tư vấn chiến lược đạt chứng nhận FDA cho sản phẩm xuất khẩu
CLB Sức khỏe người cao tuổi TP HCM tham quan nhà máy sữa lớn nhất của Vinamilk
Tạo cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp
Tích cực ứng dụng sàn thương mại điện tử tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Lasuco hướng đến phát triển sản phẩm xanh
Marketing thuê ngoài - Tối ưu bài toán chi phí cho doanh nghiệp SMEs
Nhanh nhạy nắm bắt xu thế, doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số
Dịch vụ tổ chức hội nghị khách hàng Hòa Bình Events Group “cháy hàng” dịp cuối năm
Nhân rộng mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Đâu là đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói uy tín?