Nghề làm hương - một nét đẹp văn hóa truyền thống dịp Tết đến xuân về
Những ngày này, dọc con đường đi vào ngõ Hàng Hương (Quán Giò, phường Trường Thi, TP Thanh Hóa) ngào ngạt mùi hương trầm, hương quế. Người dân trong làng đang tất bật sản xuất để kịp đáp ứng nhu cầu khách hàng trong dịp Tết.
Làng nghề tại ngõ Hàng Hương được hình thành cách đây gần 100 năm. Khi chưa có dụng cụ thiết bị hiện đại, những người thợ chỉ có các biện pháp thủ công và phải trải qua nhiều công đoạn để tạo ra được sản phẩm. Từ công đoạn vuốt nhựa trám và bột than hoa, lăn cọng hương vào bột đến nhúng, kết dính hương vào tăm.
Ngày nay, với các loại máy móc ra đời đã giúp cho làng nghề tăng năng suất lao động với các thiết bị tự động, cải tiến.
Tuy nhiên, dù đã có máy móc hỗ trợ nhưng người thợ làm hương vẫn rất cần sự chỉn chu, tỉ mỉ và đôi bàn tay khéo léo.
Hiện tại, trong làng chỉ còn lại một vài hộ gia đình vẫn giữ vững nghề truyền thống và nối nghiệp làm hương. Nguồn nguyên liệu được dùng là vỏ cây quế và phần thân tăm được nhập từ các tỉnh miền Bắc về.
Theo kinh nghiệm của những người thợ lâu năm tại đây, cây hương đạt chuẩn là phải thẳng, tròn và đều, đạt tới mùi hương thơm nhất.
Để cho ra sản phẩm hương có mùi thơm đặc trưng, người thợ trộn chung hỗn hợp gồm: Bột vỏ cây quế, bột cưa, bột dẻo cùng nước, xay mịn theo tỷ lệ nhất định.
Phơi hương là công đoạn chiếm nhiều thời gian nhất, nếu trời nắng thì chỉ cần phơi một buổi là khô, nhưng nếu thời tiết âm u hay mưa thì có thể mất đến 3 ngày hương mới khô, thậm chí cần tới lò sấy để giúp hương được khô nhanh hơn.
Người dân tận dụng mái nhà để làm nơi phơi hương.
Vào dịp Tết đến xuân về, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng hương tăng cao. Theo như người dân đã sinh sống và được truyền nghề từ thời cha ông thì “Tháng Tết thường sẽ có đông lượng khách tới mua hàng hơn, mặc dù trong năm gia đình vẫn đều đặn làm hương hằng ngày. Dịp cuối năm người tiêu dùng lấy nhiều hơn thì phải cố gắng làm đủ, tăng số giờ làm việc lên. Muốn giữ được khách hàng thì cần đáp ứng được nhu cầu của họ. Những ngày này thời tiết thất thường nên dù trời mưa chúng tôi cũng làm rồi cho vào lò sấy mới kịp bán”.
Với người làng nghề làm hương, công việc của họ không có ngày nghỉ, đặc biệt vào mỗi dịp Tết đến.
Thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên trong gia đình để bày tỏ sự tôn kính, biết ơn những người đi trước là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam từ xưa tới nay, nhất là trong dịp Tết. Làng nghề hương Quán Giò đã góp một phần không nhỏ vào việc giữ gìn nét đẹp văn hóa đó - nét đẹp mà mỗi người chúng ta vẫn luôn giữ truyền cho con cháu mai sau.
Làng hương giữa lòng thành phố Thanh Hóa.
Quỳnh Trang - Hoàng Sơn
{name} - {time}
-
36 phút trước
Vì Nhân dân phục vụ
-
4 giờ trước
“Bữa cơm công đoàn” gắn kết người lao động Công ty CP Thiết bị giáo dục Hồng Đức
-
5 giờ trước
Nhọc nhằn diêm dân!
Phát động chương trình ủng hộ xây dựng hệ thống điện mặt trời cho học sinh Cuba
Nâng cao công tác quản lý Nhà nước về triển khai chuyển đổi số cho 8 xã biên giới
Gỡ bỏ rào cản, khơi thông nguồn lực thực hiện Chương trình 1719 (Bài cuối): Cần thiết phải điều chỉnh chính sách
Hôm nay là hạn cuối cùng để thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học
Cục Hải quan Thanh Hóa tặng quà bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa
Hội thi gói bánh chưng 6 cụm thi đua của LĐLĐ tỉnh
Ý nghĩa chương trình “Xuân tình nguyện" của Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh
Chương trình “ Tết sum vầy - kết nối yêu thương” tại huyện Ngọc Lặc
Cảng cá Lạch Hới nhộn nhịp ngày cận Tết
Thời tiết
- 25°C - 33°CCó mây, không mưa
- 26°C - 33°CCó mây, không mưa