(Baothanhhoa.vn) - Nhận thấy hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) có nhiều tiềm năng phát triển, có vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm cho người lao động,... nên những năm qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đổi mới mẫu mã, phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại,... để xuất khẩu hàng hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu

Nhận thấy hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) có nhiều tiềm năng phát triển, có vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm cho người lao động,... nên những năm qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đổi mới mẫu mã, phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại,... để xuất khẩu hàng hóa.

Phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty TNHH Xuất khẩu Việt Trang, cụm công nghiệp làng nghề thị trấn Nga Sơn (Nga Sơn).

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nông Phú, xã Vĩnh Phúc (Vĩnh Lộc) hiện đang sản xuất sản phẩm chổi đót, tạo việc làm ổn định cho 20 lao động thường xuyên và 40 lao động thời vụ. Chị Hoàng Thị Hưng, giám đốc công ty, cho biết: Nhận thấy nguồn lao động nhàn rỗi tại địa phương còn nhiều, đời sống người dân khó khăn, tôi đã mạnh dạn vay vốn đầu tư cơ sở sản xuất chổi đót mang thương hiệu Nông Phú. Để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, công ty luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, nguồn nguyên liệu được chọn lọc ở các huyện khu vực miền núi, như Cẩm Thủy, Mường Lát... Sau khi sản phẩm được tiêu thụ ổn định trong nước, với mong muốn sản phẩm của địa phương được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài, công ty đã mạnh dạn tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Nghĩ là làm, chị Hưng đã tổ chức các lớp nâng cao kỹ thuật cho người lao động, thay đổi mẫu mã bắt mắt, nâng cao chất lượng sản phẩm và thông qua các công ty trung gian để tìm kiếm thị trường tiêu thụ ở nước ngoài tiềm năng. Năm 2019, những sản phẩm chổi đót đầu tiên mang thương hiệu Nông Phú đã được xuất khẩu. Từ 1 nước ban đầu, đến nay, sản phẩm chổi đót Nông Phú đã được tiêu thụ ở các nước Trung Quốc, Anh, Úc, Ấn Độ... Nếu thị trường tiêu thụ ổn định, mỗi tháng, công ty xuất trung bình từ 20 đến 30 nghìn sản phẩm.

Với nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề TCMN, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các sản phẩm từ cói, bèo,... ở huyện Nga Sơn đã đẩy mạnh việc nghiên cứu, mạnh dạn tìm kiếm thị trường xuất khẩu, kết hợp với đa dạng hóa các mặt hàng, mẫu mã sản phẩm. Đến nay, toàn huyện có 4 doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng TCMN và hằng năm, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 6 triệu USD. Bà Trần Thị Việt, Giám đốc Công ty TNHH Xuất khẩu Việt Trang, cụm công nghiệp làng nghề thị trấn Nga Sơn, cho biết: Từ cuối năm 2016, công ty liên kết với người dân địa phương sản xuất, thu mua cói, rơm rạ làm nguyên liệu để sản xuất các đơn hàng, trực tiếp xuất khẩu đi thị trường các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và 14 quốc gia châu Âu. Hằng năm, ước tính xuất khẩu khoảng 21 nghìn tấn sản phẩm, doanh thu đạt hơn 20 tỷ đồng. Việc xây dựng chuỗi giá trị sản xuất giúp công ty chủ động, cân đối nguồn nguyên liệu, ổn định đơn hàng và hơn hết là nâng cao được giá trị kinh tế, bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.

Được biết, trên địa bàn tỉnh có 5 loại sản phẩm hàng TCMN, gồm: Các sản phẩm từ gỗ; mây, cói, tre đan; kim loại; dệt; chạm khắc đá... thuộc nhóm hàng lưu niệm, nội thất, trang trí, tạo việc làm cho hơn 30.880 lao động, với thu nhập từ 3 đến 4,5 triệu đồng/người/tháng. Nhiều sản phẩm hàng mây tre, đá ốp lát, đồ mộc,... được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng dùng làm đồ trang trí nội thất và quà tặng. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực hiện xuất khẩu hàng TCMN còn hạn chế. Phần lớn các cơ sở, doanh nghiệp có quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa đủ khả năng để đáp ứng yêu cầu khó tính của thị trường nước ngoài về mẫu mã và số lượng sản phẩm. Mặt khác, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng, sản xuất thiếu ổn định do thiếu nguyên liệu; khả năng liên doanh, liên kết sản xuất, tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ từ địa phương của các hộ dân còn hạn chế... Vì vậy, để phát triển các mặt hàng TCMN xuất khẩu tương xứng với tiềm năng, các sở, ngành có liên quan của tỉnh cần xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng TCMN mở rộng sản xuất, đầu tư đồng bộ hệ thống máy móc nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường; đồng thời, chú trọng liên kết xây dựng vùng nguyên liệu để ổn định sản xuất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cũng cần chủ động xây dựng chiến lược thị trường, đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, tích cực tìm kiếm các thị trường tiềm năng mới. Triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở xây dựng, quảng bá thương hiệu, tham gia hội chợ,... từ đó, tạo ra cơ hội hợp tác sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]