Không để bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhập trên địa bàn tỉnh
Bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp ở một số tỉnh, thành phố trên cả nước, ảnh hưởng tiêu cực đến người chăn nuôi, cũng như nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm... Trước tình hình đó, tỉnh Thanh Hóa đang tập trung thực hiện các giải pháp để ngăn chặn, phòng chống bệnh dịch xâm nhập vào địa bàn.
Vệ sinh, phun tiêu độc khử trùng là một trong những biện pháp quan trọng để tiêu diệt mầm bệnh lưu trữ, phát tán trong môi trường, hạn chế dịch bệnh.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay bệnh DTLCP đã xuất hiện tại 44 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu hủy hơn 20 nghìn con lợn; trong đó có 4 tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa là Ninh Bình, Nghệ An, Sơn La, Hòa Bình đến nay vẫn chưa được kiểm soát được dịch. Thanh Hóa là tỉnh có tổng đàn lợn lớn, với khoảng 1,3 triệu con, tập trung chủ yếu ở các huyện chăn nuôi trọng điểm như: Nông Cống, Yên Định, Triệu Sơn, Thọ Xuân... Tuy nhiên, hiện nay, chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng cao, chưa bảo đảm điều kiện an toàn sinh học; công tác quản lý tái đàn lợn ở nhiều nơi chưa chặt chẽ. Tuy dịch đã xảy ra trên diện rộng nhưng đã được khống chế trong thời gian dài nên xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là ở một số hộ dân. Trong những tháng cuối năm việc buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn gia tăng mạnh gây ảnh hưởng đến công tác kiểm soát dịch bệnh... Hiện nay là thời điểm giao mùa, lại chưa có thuốc điều trị nên nguy cơ bệnh dịch xâm nhiễm, tái phát và gây hại trên địa bàn tỉnh ta là rất cao.
Trước thực tế đó, công tác phòng, chống dịch đang đặt ra yêu cầu cao hơn, đòi hỏi ngành nông nghiệp, các địa phương, hộ chăn nuôi không chủ quan, lơ là. Bởi vậy, người chăn nuôi cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của ngành nông nghiệp đưa ra. Ông Đào Duy Lực, một trong những chủ hộ chăn nuôi lợn có tổng đàn lớn tại thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) cho biết: Tôi đã cập nhập tình hình bệnh DTLCP qua các phương tiện truyền thông và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như: định kỳ vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng, không cho người lạ ra vào trang trại khi chưa được khử trùng, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, chú trọng bổ sung thêm các loại vitamin vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng cho vật nuôi; tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ...
Để chủ động phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh kịp thời, hiệu quả, thời gian tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thành lập các đoàn công tác để tổ chức kiểm tra, đôn đốc các địa phương về thực hiện công tác phòng, chống bệnh DTLCP; chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường tổ chức lấy mẫu giám sát để kịp thời phát hiện cảnh báo sớm nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và đề xuất giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả; thành lập các đội phản ứng nhanh để chỉ đạo, hướng dẫn xử lý dứt điểm các ổ dịch ngay khi mới xuất hiện, không để lây lan ra diện rộng. Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán lợn và sản phẩm từ lợn vào địa bàn để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong buôn bán, vận chuyển lợn không đúng quy định.
Tại các địa phương, cần chủ động triển khai giám sát dịch bệnh để kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm khi bệnh DTLCP mới xuất hiện, tuyệt đối không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng, không để phát sinh ổ dịch mới; tổ chức cho các hộ chăn nuôi lợn ký cam kết không bán chạy, không vứt xác lợn ra môi trường; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo, báo cáo chậm, giấu dịch bệnh. Bên cạnh đó, tập trung tổ chức triển khai “Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường” để tiêu diệt các loại mầm bệnh; hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học, xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Đồng thời, rà soát, tổ chức tiêm vắc-xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn lợn, bảo đảm tỷ lệ đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm vắc-xin. Mặt khác, bố trí kinh phí, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, vật tư, dụng cụ, hóa chất sát trùng, vôi bột, vắc-xin... để sẵn sàng ứng phó khi có dịch; bố trí đầy đủ lực lượng chuyên môn thú y các cấp đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Các cơ quan chức năng, các địa phương cần thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tiêu thụ lợn cho người chăn nuôi những tháng cuối năm bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi.
Bài và ảnh: Lê Ngọc
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:44:00
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tầm soát cho khách hàng
-
2024-11-21 15:51:00
13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
-
2023-11-27 09:41:00
Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn giống thủy sản
Công trình vốn nông thôn mới chạy đua nước rút (Bài cuối): Tăng tốc trước vạch đích
Lấy Nhân làm gốc, Tập đoàn VAS vào “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
Để sản phẩm OCOP phát triển hài hòa giữa lượng và chất (Bài 1): Không nên vì số mà coi nhẹ sao
Công điện của Thủ tướng về điều hành tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm
Tăng cường kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật những tháng cuối năm
Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường
Chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững
Chuyển biến rõ nét trong công tác quản lý, bảo vệ rừng
Bảo tồn và phát triển dược liệu bản địa dưới tán rừng