Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển chuyển đổi số
Trong bối cảnh chuyển đổi số (CĐS) diễn ra mạnh mẽ, việc phát triển thương hiệu số trở thành yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp. Tại Thanh Hóa, nhiều chính sách được triển khai, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Cơ sở sản xuất thịt lợn muối An Tâm tại xã Xuân Sinh (Thọ Xuân) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quảng bá và phân phối sản phẩm.
Tính hết năm 2024, Thanh Hóa có hơn 21.350 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 90% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn. Tỷ lệ doanh nghiệp CĐS đạt 29,65%, tăng 3,85% so với cùng kỳ năm trước. Toàn tỉnh hiện có 5.550 doanh nghiệp được khảo sát đánh giá mức độ hoàn thành CĐS cùng với 337 doanh nghiệp công nghệ số theo quy định. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công mô hình CĐS, nền tảng số, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
Nhận thức được tầm quan trọng của CĐS trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp, UBND tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp CĐS, trong đó Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 28/3/2023 là một trong những bước đi quan trọng. Kế hoạch này đặt mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ có ít nhất 100 doanh nghiệp số và đến năm 2030, con số này sẽ đạt ít nhất 150 doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Thanh Hóa đã dành gần 2,5 tỷ đồng trong năm 2023 để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong việc CĐS, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Số tiền này sẽ được sử dụng để tư vấn CĐS và áp dụng công nghệ số cho doanh nghiệp, giúp khoảng 15 DNNVV cải thiện quy trình sản xuất, kinh doanh; đồng thời hỗ trợ 25 doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chi phí thuê hoặc mua các giải pháp CĐS để tự động hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Mức hỗ trợ tối đa cho mỗi hợp đồng tư vấn giải pháp CĐS là 50% giá trị hợp đồng, không quá 55 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và 110 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa. Những chính sách hỗ trợ này không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp mà còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng các công nghệ mới, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện hiệu quả sản xuất và mở rộng thị trường.
Nhờ sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền, nhiều doanh nghiệp tại Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển thương hiệu số. Nhiều cơ sở kinh doanh và hộ cá nhân đã sở hữu các website bán hàng trực tuyến uy tín cho sản phẩm của mình, tiêu biểu như cơ sở sản xuất nem chua Hiền Quyết tại xã Quảng Hòa (Quảng Xương). Sau khi được chứng nhận đạt OCOP 3 sao vào năm 2023, cơ sở này đã tham gia các lớp tập huấn về quảng bá sản phẩm trên nền tảng số. Nhờ đó, sản phẩm nem chua của cơ sở này đã được giới thiệu rộng rãi trên các kênh trực tuyến, giúp tăng sản lượng và mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh, thành lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Hiện, nhiều cơ sở sản xuất khác cũng đang đẩy mạnh phát triển thương hiệu số. Điển hình như cơ sở sản xuất miến gạo Phúc Thịnh (Yên Định) đã lập trang facebook, zalo, tiktok để tiếp cận khách hàng, triển khai hình thức livestream bán hàng, giúp doanh số tăng hơn 50% chỉ trong năm 2024. Cùng với đó, các đặc sản nổi tiếng của xứ Thanh như chè lam Phủ Quảng, bánh gai Tứ Trụ, nước mắm Ba Làng cũng dần khẳng định vị thế trên thị trường nhờ thương mại điện tử và chiến lược tiếp thị số.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Thanh Hóa hiện chỉ có khoảng 300 website thương mại điện tử bán hàng; số lượng tổ chức, thương nhân và cá nhân đăng ký tên miền trong giao dịch thương mại còn khá hạn chế và chưa đạt được các tiêu chí cần thiết để xây dựng một thương hiệu số bền vững. Điều này cho thấy, nhiều tổ chức và cá nhân tại tỉnh ta vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu trên nền tảng số. Họ mới chỉ bắt đầu hình thành tư duy phát triển thương hiệu số một cách sơ khai, thiếu chiến lược rõ ràng và bài bản. Hơn nữa, việc bảo vệ thương hiệu trên môi trường số còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp chưa có đủ các biện pháp bảo vệ, như việc bị đánh cắp thương hiệu, làm giả, nhái sản phẩm, hoặc lợi dụng uy tín thương hiệu đã được xây dựng một cách công phu. Vì vậy, việc triển khai các giải pháp bảo vệ thương hiệu trên nền tảng số và nâng cao nhận thức về thương mại điện tử là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp Thanh Hóa phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.
Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Thanh Hóa sẽ nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về CĐS. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế số và xây dựng chính quyền số. Đồng thời, chú trọng nâng cao nhận thức và kỹ năng về CĐS cho cộng đồng doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp chủ động đổi mới, ứng dụng công nghệ số để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu số là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh kinh tế số ngày càng phát triển. Nhờ sự quan tâm và hỗ trợ từ chính quyền địa phương, nhiều doanh nghiệp đã và đang chuyển mình mạnh mẽ, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu đề ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy CĐS và phát triển thương hiệu số bền vững.
Bài và ảnh: Chi Phạm
{name} - {time}
-
2025-04-03 16:00:00
Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn lần thứ IV thành công tốt đẹp
-
2025-04-03 13:19:00
Doanh nhân Thanh Hóa bàn về xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp
-
2025-04-03 09:09:00
Từ 15/4, lương của ban điều hành DNNN tính trong quỹ lương của người lao động
Từ 1/4, tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước
Tăng giá trị nông sản bằng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP
Tham gia vào “cuộc đua” chuyển đổi xanh: Các doanh nghiệp cần lưu ý gì?
Đưa thương hiệu hàng hóa Thanh Hóa ra thị trường quốc tế
Dịch vụ tổ chức lễ khởi công động thổ chuyên nghiệp tại NNB Event
Chỉ thị của Thủ tướng về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hơn 560 doanh nghiệp đạt chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao 2025
Hà Trung đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội