Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế
Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2021-2026 đề ra chỉ tiêu, hằng năm, mỗi cơ sở hội giúp ít nhất 5 hộ phụ nữ thoát nghèo, thoát cận nghèo; hỗ trợ tập huấn nâng cao năng lực cho 300 phụ nữ là chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, quản lý HTX, chủ hộ kinh doanh; đến cuối nhiệm kỳ, giảm tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ dưới 2%; vận động, hỗ trợ thành lập mới 250 doanh nghiệp nữ, 10 HTX có phụ nữ tham gia quản lý... Trên cơ sở các chỉ tiêu chung, căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã đẩy mạnh phong trào phụ nữ khởi nghiệp, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tự tin vươn lên thoát nghèo.
HTX trồng cây nông sản do phụ nữ làm chủ xã Thiệu Nguyên (Thiệu Hóa) thu hoạch lạc - cây chủ lực mang lại thu nhập khá.
Một trong những hoạt động nổi bật của các cấp hội phụ nữ trong tỉnh thời gian qua là hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể (KTTT) cũng như xây dựng, triển khai Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý và tạo việc làm cho lao động nữ giai đoạn 2022-2030”. Hằng năm, các cấp hội đều rà soát, lựa chọn đăng ký thành lập HTX, tổ hợp tác, tổ liên kết. Cùng với đó, thông qua các chương trình, dự án, tranh thủ các nguồn vốn, các cấp hội đã hỗ trợ các mô hình KTTT về cây, con giống, vật tư nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giúp các mô hình nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã hỗ trợ thành lập 33 mô hình KTTT, trong đó 13 HTX, 20 tổ hợp tác, vượt chỉ tiêu đều ra. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có trên 360 mô hình KTTT do phụ nữ tham gia quản lý gồm HTX, tổ hợp tác, tổ liên kết, tạo việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động nữ trên địa bàn.
Tiêu biểu là mô hình HTX trồng cây nông sản do phụ nữ làm chủ xã Thiệu Nguyên (Thiệu Hóa). Thành lập năm 2023, với 20 thành viên, HTX được Hội LHPN tỉnh hỗ trợ lạc giống, phân bón và chuyển giao quy trình kỹ thuật để trồng 5ha lạc vụ xuân hè. Sau 4 tháng đã cho thu hoạch, năng suất đạt 60 tạ củ tươi/ha, cao hơn 10 tạ/ha so với sản xuất đại trà. Ngoài trồng lạc, trong năm, HTX trồng các cây màu khác theo mùa vụ như ngô, đậu tương...
Cùng với phát triển KTTT, nửa nhiệm kỳ đã có trên 78.000 lượt phụ nữ nghèo được các cấp hội, hội viên, phụ nữ giúp bằng nhiều hình thức, tổng kinh phí gần 50 tỷ đồng. Các cấp hội cũng đã phối hợp tổ chức 1.530 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho trên 98.200 phụ nữ; đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng và mở rộng nguồn ủy thác, tín dụng từ các ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, Quỹ TYM... Vận động phụ nữ tham gia tiết kiệm với số tiền gần 400 tỷ đồng cho hàng nghìn phụ nữ vay phát triển kinh tế. Ở mỗi cấp hội đều có cách làm riêng, chọn giải pháp trọng tâm để hỗ trợ, thúc đẩy hội viên phát triển kinh tế, nhưng đều chung mục đích là nâng cao vật chất và tinh thần cũng như nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Chị Nguyễn Đan Tâm, Chủ tịch Hội LHPN xã Bãi Trành (Như Xuân) cho biết: Hiện nay, các phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế được thực hiện thường xuyên, trọng tâm. Trong đó có mô hình tiết kiệm, mỗi chị tiết kiệm 10 nghìn đồng/tháng. Số tiền thu được, các chi hội rà soát nhu cầu hội viên và cho hội viên vay phát triển kinh tế nên chị em rất tích cực tham gia.
Chị Lê Thị Hải Lý, Chủ tịch Hội LHPN huyện Bá Thước chia sẻ: "Ngoài việc tín chấp với ngân hàng, chúng tôi tranh thủ các chương trình, dự án, phối hợp với các ban, ngành phát triển mô hình gắn với lợi thế của địa phương, như mô hình nuôi vịt Cổ Lũng, gà ri bản địa, kinh tế đồi rừng... do đó, nhiều chị em có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống".
Cùng với đó, hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi sự kinh doanh ngày càng được chú trọng hơn, thu hút sự quan tâm của các cấp, ngành trong hỗ trợ chị em khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp. Nửa nhiệm kỳ qua, các cấp hội đã truyền thông, hướng dẫn 5.000 lượt hội viên, phụ nữ khởi nghiệp, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh; hơn 2.700 phụ nữ được hỗ trợ khởi sự kinh doanh, trong đó thành lập 530 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và gần 6.000 phụ nữ nghèo thoát nghèo, thoát cận nghèo, vượt chỉ tiêu đề ra.
Đồng chí Ngô Thị Hồng Hảo, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa cho biết: Sự đồng hành của các cấp hội đã động viên chị em phụ nữ hăng hái thi đua lao động sản xuất, đổi mới nếp nghĩ, cách làm, vươn lên làm giàu và thoát nghèo bền vững. Đồng thời, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh. Qua đó nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã đề ra.
Bài và ảnh: Lê Hà
{name} - {time}
-
2024-11-23 19:29:00
BIDV Bỉm Sơn tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024
-
2024-11-23 14:50:00
Cầu nối phát triển kinh tế và đổi mới của xã biên giới Tam Lư
-
2024-09-06 09:05:00
Khắc phục hạn chế của mô hình chăn nuôi gà thả vườn
Cho những cánh rừng thêm xanh
Bản tin Tài chính ngày 6/9: Vàng trong nước giảm sau nhiều phiên đứng yên
Điện lực Thạch Thành nâng cao hiệu quả quản lý vận hành hệ thống lưới điện từ thiết bị bay không người lái
Giá xăng RON95-III giảm gần 300 đồng mỗi lít
Góp sức xây dựng nông thôn mới
Các địa phương chủ động “Gặt lúa chạy bão”
Từ V-A-C đến vườn hộ, vườn mẫu
Hơn 3 triệu lượt khách chọn TTTM Vincom vui chơi, mua sắm dịp Quốc Khánh
Góp “điểm sáng” về xuất khẩu sữa, Vinamilk cho thấy nội lực của thương hiệu Việt