(Baothanhhoa.vn) - Đến tháng 4-2022, huyện Ngọc Lặc có 151 công trình thủy lợi, ngoài hồ Cống Khê (thị trấn Ngọc Lặc) theo thiết kế có dung tích chứa 4 triệu 380 ngàn m3 nước, còn lại là hồ, đập vừa và nhỏ, hàng năm đảm nhận tưới cho khoảng 2.200 ha/vụ.

Huyện Ngọc Lặc: Chủ động phục vụ nước tưới và chống hạn cho cây trồng vụ đông xuân

Đến tháng 4-2022, huyện Ngọc Lặc có 151 công trình thủy lợi, ngoài hồ Cống Khê (thị trấn Ngọc Lặc) theo thiết kế có dung tích chứa 4 triệu 380 ngàn m3 nước, còn lại là hồ, đập vừa và nhỏ, hàng năm đảm nhận tưới cho khoảng 2.200 ha/vụ.

Huyện Ngọc Lặc: Chủ động phục vụ nước tưới và chống hạn cho cây trồng vụ đông xuânHồ Cống Khê do Công ty TNHH MTV Sông Chu - Chi nhánh Ngọc Lặc quản lý, đã tích đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trong số các công trình thủy lợi kể trên có 11 công trình do Công ty TNHH MTV Sông Chu - Chi nhánh Ngọc Lặc quản lý, khai thác, phục vụ nước tưới cho 923 ha cây trồng trên địa bàn huyện Ngọc Lặc. Chi nhánh đã tổ chức kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo đảm các hồ chứa và đập an toàn. 2 hồ: Bai Ao (xã Đồng Thịnh) và Bai Ngọc (xã Quang Trung) đã được sửa chữa, nâng cấp, đưa vào sử dụng. Các hư­­­ hỏng nhỏ trên kênh dẫn nước hồ Trung Tọa, kênh Nam hồ Cống Khê, đập Minh Hòa,... đã được sửa chữa kịp thời; tích trữ đủ lượng nư­­­ớc theo thiết kế trong các hồ, đập đơn vị quản lý. Nạo vét 6 tuyến kênh cấp I góp phần dẫn n­­ước từ đầu mối đến mặt ruộng. Chi nhánh đã chủ động triển khai một số biện pháp chống khô hạn đến từng công trình như­­­ quản lý nguồn nước hồ, đập gắn với t­­­ưới n­­­ước tiết kiệm; điều tiết n­ước tưới các công trình thủy lợi phân đợt khoa học, hợp lý...

Các công trình còn lại do địa phương quản lý, hầu hết được xây dựng từ năm 1984 trở về trước, phần đầu mối được xây dựng, hệ thống kênh mương gần như chưa có, hiện nay nhiều công trình đã xuống cấp, hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp hạn chế. Vụ đông xuân năm 2022, huyện Ngọc Lặc đã gieo cấy 3.012 ha lúa. Hiện nay, lưu vực nhiều hồ chứa nước trên địa bàn không đủ nguồn nước tưới cho diện tích cây trồng đảm nhận. Nhiều công trình như hồ Bai Cô (Thúy Sơn), hồ Ngọc Thanh, hồ Cây Trôi (xã Ngọc Liên), hồ Bu Bu (xã Quang Trung)... hư hỏng nặng, không phát huy được hiệu quả phục vụ sản xuất như thiết kế. Dự báo, cuối tháng 4 đầu tháng 5 tới, trời nắng nóng có khoảng 300 ha lúa vụ đông xuân khó khăn về nước tưới, khô hạn, tập trung ở các xã như­­ Mỹ Tân, Đồng Thịnh, Ngọc Sơn, Cao Ngọc...

Bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương, tỉnh, trong các năm vừa qua, huyện Ngọc Lặc được đầu tư sửa chữa, nâng cấp một số công trình thủy lợi như tu sửa, nâng cấp hệ thống kênh hồ Liên Thành (xã Phùng Minh), hồ Hón Sung (xã Mỹ Tân), tu sửa, nâng cấp đập Bai Tọc (thị trấn Ngọc Lặc), đập Kiên Trí (xã Kiên Thọ), đập Bai Trùng, đập Mó Mũ (xã Minh Sơn), đập Bai Mốc (xã Thạch Lập), đập Vó Khủ (xã Ngọc Trung), hồ Minh Thủy (xã Lam Sơn), hồ Đồng Gia (xã Thúy Sơn),... đã phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp. Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, các xã trên địa bàn đã đầu tư kinh phí, công lao động, vật liệu tại chỗ để làm mới, tu sửa hàng chục công trình thủy lợi; xây kiên cố hàng chục km kênh mương nội đồng, kênh chính các hồ thủy lợi,... Hàng năm, huyện, xã đã phát động toàn dân làm thủy lợi nội đồng, nạo vét, khơi thông dòng chảy các tuyến kênh mương, sửa chữa những hư hỏng nhỏ của công trình, đắp bờ vùng, bờ thửa để giữ nước. Ngoài ra, các xã, thôn còn phát huy nội lực thi công các công trình nhỏ như: phai, đập nhỏ tạm thời dâng nước từ dòng chảy sông, suối để tưới hỗ trợ cho gần 1.000 ha cây trồng trên địa bàn.

Để phấn đấu vụ đông xuân năm 2022 đạt năng suất lúa 5,8 tấn/1 ha, riêng thủy lợi, Ngọc Lặc xác định ngoài phát huy nội lực, phát động Nhân dân góp công sức thường xuyên làm thủy lợi nội đồng và mặt ruộng, khắc phục tạm thời các hệ thống công trình thủy lợi bị xuống cấp, hư hỏng; các xã có hồ đập lớn chủ động tu sửa, nạo vét kênh mương và điều tiết nước tưới hợp lý, sử dụng nư­ớc tư­ới từ hồ, đập, bai tiết kiệm... cho cây trồng phát triển; tìm nguồn nư­ớc còn đọng lại ở hồ, ao, khe suối, chỉ đạo các xã huy động máy bơm dầu và các phư­ơng tiện trong dân bơm, tát n­ước vào ruộng đồng. Trước mắt, huyện Ngọc Lặc đã rà soát, chủ động chuyển đổi hơn 300 ha diện tích lúa không có nguồn nước hoặc có nguồn nước nhưng không chắc chắn sang trồng các loại cây chịu hạn, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do khô hạn.

Bài và ảnh: Thùy Dương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]