(Baothanhhoa.vn) - Từ năm 2019 đến nay hàng chục hộ dân tại thị trấn Hậu Lộc và các xã lân cận như: Lộc Sơn, Mỹ Lộc, Hoa Lộc (Hậu Lộc) đang “đứng ngồi không yên” vì trót gửi tiền góp vốn vào Công ty CP Thương mại Hậu Lộc nhưng không thể rút ra được. Nhiều giấy cam kết, giấy hẹn thanh toán đã được ông Nguyễn Công Chính, Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty ký, hứa hẹn, nhưng người dân có nhu cầu rút tiền vẫn “tay trắng” sau nhiều lần đi lại.

Hàng chục hộ dân bất an khi không đòi được tiền gửi (Bài 1): Khổ vì đòi tiền bất thành

Từ năm 2019 đến nay hàng chục hộ dân tại thị trấn Hậu Lộc và các xã lân cận như: Lộc Sơn, Mỹ Lộc, Hoa Lộc (Hậu Lộc) đang “đứng ngồi không yên” vì trót gửi tiền góp vốn vào Công ty CP Thương mại Hậu Lộc nhưng không thể rút ra được. Nhiều giấy cam kết, giấy hẹn thanh toán đã được ông Nguyễn Công Chính, Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty ký, hứa hẹn, nhưng người dân có nhu cầu rút tiền vẫn “tay trắng” sau nhiều lần đi lại.

Hàng chục hộ dân bất an khi không đòi được tiền gửi (Bài 1): Khổ vì đòi tiền bất thành

Người dân bức xúc phản ánh sự việc với phóng viên. Ảnh: PV

Khổ vì đòi tiền bất thành

Theo đơn kêu cứu, những năm gần đây nhiều người dân trên địa bàn huyện Hậu Lộc đã tích góp, huy động vốn của gia đình gửi vào Công ty CP Thương mại Hậu Lộc để hưởng “ưu đãi cổ tức” của Công ty này. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay không những không thực hiện trả lãi theo cam kết, Công ty CP Thương mại Hậu Lộc còn không trả số tiền gốc cho người dân khi có nhu cầu rút vốn.

Tháng 12-2017, được sự “mời chào” của người quen làm việc tại Công ty CP Thương mại Hậu Lộc, Bà Luyện Thị C ở thôn Đại Thống, xã Lộc Sơn, huyện Hậu Lộc đã gửi 100 triệu đồng vào Công ty này.

Tiếp đó, từ tháng 12-2017 đến năm 2019 bà C và những người thân trong gia đình tiếp tục gửi vào Công ty CP Thương mại Hậu Lộc số tiền gốc hơn 570 triệu đồng.

Theo hồ sơ chứng từ kèm theo, Công ty CP Thương mại Hậu Lộc sẽ thực hiện trả lãi cho bà C 0,8%/tháng đối với lãi suất không kỳ hạn, 0,9%/tháng với lãi suất kỳ hạn 1-3 tháng và 1%/tháng với kỳ hạn 12 tháng trở lên. Tuy nhiên, đơn vị này chỉ thực hiện chi trả lãi cho bà C đến ngày 15-4-2020. Sau nhiều lần không lấy được tiền lãi, từ tháng 8-2020, bà C yêu cầu rút số tiền gốc tại Công ty này. Tuy nhiên, sau hàng chục lần đi lại, làm việc với Kế toán trưởng, Giám đốc công ty và nhiều lần hứa hẹn, ký cam kết, Công ty CP Thương mại Hậu Lộc vẫn chưa thực hiện chi trả theo yêu cầu của người dân và cam kết của Công ty.

Còn bà Trần Thị Minh, trú tại khu Minh Hòa, thị trấn Hậu Lộc cũng gửi tiền vào công ty này từ tháng 3-2015, với tổng số tiền gửi nhiều lần là 362 triệu đồng. Sau nhiều lần trì hoãn không thực hiện trả lãi, bà Minh đã đến công ty yêu cầu được rút số tiền gốc. Tuy nhiên, sau nhiều lần đi lại, bà Minh mới chỉ thu về 180 triệu đồng/362 triệu đồng. Tổng số tiền gốc còn lại bà Minh còn gửi ở Công ty CP Thương mại Hậu Lộc là 182 triệu đồng.

Theo phản ánh của người dân, Công ty CP Thương mại Hậu Lộc thực hiện huy động vốn theo hình thức này từ khá lâu trên địa bàn, với số tiền lên tới vài chục tỷ đồng. Trong đó, danh sách kèm theo gửi Báo Thanh Hóa, đã thống kê được 23 hộ dân có tiền gửi tại Công ty này, với số tiền lên tới hơn 10 tỷ đồng.

Từ năm 2020 đến nay, người dân đã liên tục đến Công ty CP Thương mại Hậu Lộc để xin rút số tiền gốc nhưng bất thành.

Mập mờ cách huy động vốn

Được biết Công ty CP Thương mại Hậu Lộc là doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thị trấn Hậu Lộc từ năm 1998 trên các lĩnh vực kinh doanh đại lý xe máy, siêu thị, rượu, nhà hàng, khách sạn, phân bón… với 5 cơ sở sản xuất, kinh doanh tại thị trấn Hậu Lộc và các xã Hoa Lộc, Văn Lộc, Đại Lộc (Hậu Lộc) và Hà Long (Hà Trung). Tuy nhiên, lợi dụng sự tín nhiệm và thiếu hiểu biết của người dân trên địa bàn, Công ty đã thực hiện huy động vốn một cách mập mờ, theo hình thức “núp bóng” tổ chức tín dụng.

Hàng chục hộ dân bất an khi không đòi được tiền gửi (Bài 1): Khổ vì đòi tiền bất thành

Trụ sở chính của Công ty CP Thương mại Hậu Lộc tọa lạc tại vị trí đắc địa ở thị trấn Hậu Lộc. Ảnh: PV

Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp được phép huy động vốn phục vụ mục tiêu sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, với hình thức công ty cổ phần, doanh nghiệp chỉ được huy động vốn bằng hình thức tăng vốn điều lệ thông qua chào bán cổ phần, hoặc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể vay vốn bổ sung cho mục tiêu sản xuất, kinh doanh thông qua hợp đồng vay vốn với tổ chức tín dụng, cá nhân.

Tuy nhiên, Công ty CP Thương mại Hậu Lộc đã thực hiện huy động vốn bằng hình thức phát hành “sổ tiền gửi” kèm theo khế ước vay tiền, phiếu thu có thực hiện đóng dấu đỏ của đơn vị - một hình thức khiến người gửi nhầm tưởng đây là tổ chức được cấp phép và tin tưởng gửi với số tiền lớn.

Luật sư Trịnh Ngọc Ninh, Giám đốc Công ty TNHH Ninh Hoàng Gia, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Việc huy động tiền gửi và phát hành chứng chỉ tiền gửi huy động của cá nhân chỉ được thực hiện bởi các tổ chức tín dụng được cấp phép và hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nếu doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng và thực hiện nghiệp vụ này là hành vi vi phạm pháp luật”.

(Còn tiếp)

Nhóm PV Kinh tế


Nhóm PV Kinh tế

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]