(Baothanhhoa.vn) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành kế hoạch số 17/KH-UBND về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành kế hoạch số 17/KH-UBND về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Mục đích của kế hoạch nhằm tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2030”; nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện; đồng thời, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của người đứng đầu các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong các hoạt động xúc tiến thương mại.

Triển khai các nhiệm vụ thực hiện Đề án theo từng giai đoạn và hàng năm; phát triển hệ sinh thái xúc tiến thương mại số theo lộ trình của Chính phủ, Bộ Công Thương và phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh; cung cấp, khai thác, đồng bộ, phát triển hệ thống dữ liệu toàn diện, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến thương mại.

Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, kết hợp lồng ghép với các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, gắn với vai trò, trách nhiệm thực hiện của từng sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, doanh nghiệp liên quan; đảm bảo tính khả thi, thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả.

Kế hoạc đề ra mục tiêu chung là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng, tính hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại, các tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại và doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh… trên địa bàn tỉnh; trên cơ sở kết nối, đồng bộ với Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số. Nâng cao nhận thức và năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển, tìm kiếm các cơ hội thương mại trong và ngoài nước, góp phần tái cơ cấu ngành Công Thương.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 xây dựng, hoàn thành cập nhật cơ sở dữ liệu chuyên ngành xúc tiến thương mại, các ngành hàng thương mại và xuất khẩu trọng điểm của tỉnh vào Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 1.000 doanh nghiệp của tỉnh được cấp tài khoản trên Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số; trong đó, có 20% doanh nghiệp, đơn vị có phát sinh giao dịch và chia sẻ thông tin.

10% số lượng các hội chợ, triển lãm trên địa bàn tỉnh được tổ chức trên môi trường số.

100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 2.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh và cán bộ các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố được tham gia tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ, cập nhật các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại và bảo đảm an toàn thông tin.

100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 1.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sử dụng, khai thác, vận hành các nền tảng dùng chung và chia sẻ dữ liệu với Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

100% thủ tục hành chính lĩnh vực xúc tiến thương mại đủ điều kiện được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và tích hợp trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh, với 90% doanh nghiệp hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Đến năm 2030, phát triển, khai thác hiệu quả Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

50% các tổ chức xúc tiến thương mại và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được cấp tài khoản thường xuyên hoạt động, tìm kiếm, cung cấp, chia sẻ thông tin trên Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

50% các dịch vụ kết nối thị trường của doanh nghiệp được thực hiện trên Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

20% số lượng các hội chợ, triển lãm trên địa bàn tỉnh được tổ chức trên môi trường số.

100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 10.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh được tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, công nghệ, nền tảng số và bảo đảm an toàn thông tin.

100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 5.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sử dụng, khai thác, vận hành các nền tảng dùng chung và chia sẻ dữ liệu với Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

Kế hoạch nêu các nội dung cụ thể gồm: Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông nhằm thay đổi về nhận thức, năng lực của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại. Phát triển hệ thống sinh thái xúc tiến thương mại số.

PV


PV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]