Brazil ưu tiên Biến đổi Khí hậu và AI khi đảm nhận Chủ tịch BRICS
Ngày 1/1, Brazil đã chính thức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), với chủ đề "Tăng cường hợp tác ở Nam bán cầu để quản trị toàn diện và bền vững hơn."
Các nhà lãnh đạo chụp ảnh chung tại Hội nghị Cấp cao Nhóm BRICS ở Kazan, Nga, ngày 23/10/2024. (Ảnh: IRNA/TTXVN)
Thứ trưởng Ngoại giao Brazil, Eduardo Paes Saboia cho biết Biến đổi Khí hậu, phát triển bền vững và quản lý Trí tuệ Nhân tạo (AI) là một trong những ưu tiên của Brazil, với cương vị Chủ tịch BRICS trong năm 2025. Đây là lần thứ 4 Brazil đảm nhận vị trí chủ tịch BRICS.
Ông Saboia nhấn mạnh Brazil cũng tiếp tục theo đuổi chương trình nghị sự đã được thảo luận trước đây như mở rộng hợp tác liên ngân hàng và thúc đẩy sử dụng đồng nội tệ trong hoạt động thương mại giữa các nước thành viên, nhằm nâng cao vai trò của BRICS trong hệ thống tiền tệ quốc tế, cũng như cải cách hệ thống quản trị toàn cầu.
Theo Thứ trưởng Saboia, vấn đề khí hậu được đặc biệt quan tâm vì Brazil sẽ đăng cai Hội nghị lần thứ 30 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP30) trong năm nay.
Việc quản lý AI cũng sẽ là vấn đề trọng tâm trong nhiệm kỳ này bởi cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có cơ chế quản lý mặc dù đã có nhiều cuộc thảo luận và cần có cách tiếp cận thống nhất để đưa ra các quy định trong BRICS.
Đề cập tới việc mở rộng BRICS, Saboia khẳng định Brazil ủng hộ việc tiếp nhận các thành viên mới vào nhóm và thúc đẩy hội nhập hài hòa của các quốc gia đối tác vào các hoạt động chung, bao gồm sự tham gia thường xuyên trong các hội nghị ngoại trưởng, phiên họp đặc biệt của hội nghị thượng đỉnh cũng như các sự kiện cấp cao khác.
Trước đó, Văn phòng báo chí của Chính phủ Brazil cũng đã công bố logo BRICS 2025. Trong khuôn khổ nhiệm kỳ Chủ tịch BRICS 2025 của Brazil, gần 200 sự kiện sẽ được tổ chức tại thủ đô Brasilia và thành phố Rio de Janeiro, trong đó nổi bật là Hội nghị thượng đỉnh BRICS dự kiến được tổ chức tại Rio de Janeiro.
Cũng từ ngày 1/1, Belarus, Bolivia, Indonesia, Kazakhstan, Cuba, Malaysia, Thái Lan, Uganda và Uzbekistan chính thức gia nhập BRICS với tư cách là các quốc gia đối tác. BRICS chiếm 40% dân số thế giới và 1/4 Tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu, được đánh giá là có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thế giới.
BRICS đang thu hút ngày càng nhiều nước ủng hộ và đồng quan điểm về các nguyên tắc nền tảng của tổ chức bao gồm bình đẳng chủ quyền, tôn trọng con đường phát triển, quan tâm tới lợi ích chung, cởi mở, đồng thuận, mong muốn thiết lập một trật tự quốc tế đa cực và hệ thống tài chính và thương mại toàn cầu công bằng hơn./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-06 16:04:00
Xuân Quê hương 2025: Gắn kết cộng đồng người Việt trên đảo quốc Sri Lanka
-
2025-01-06 15:00:00
Ukraine tấn công Kursk, đề xuất sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để mua vũ khí
-
2025-01-02 07:38:00
Tổng thống Yoon Suk Yeol đối mặt với lệnh bắt giữ: Chuẩn bị thi hành sau 3 lần từ chối triệu tập
Khủng bố ở Mỹ trong ngày đầu năm mới, 10 người tử vong
Vụ tai nạn máy bay Jeju Air: Bắt đầu tiến trình điều tra quốc tế
Tòa án Hàn Quốc phê chuẩn lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol
Mỹ dừng hoạt động trong ngày 9/1 để tưởng nhớ cựu Tổng thống Jimmy Carter
Bức thư Kim Jong-un gửi Putin: Cam kết củng cố quan hệ Triều Tiên - Nga
Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
Bỉ cấm thuốc lá điện tử dùng 1 lần: bước tiến mới trong kế hoạch chống thuốc lá
Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi đoàn kết trong Năm mới 2025
Mỹ công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 2,5 tỷ USD cho Ukraine