Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Đổi mới tuyển dụng công chức, bỏ quy định thi nâng ngạch
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) quy định theo hướng người được tuyển chọn phải đáp ứng ngay yêu cầu của vị trí việc làm, không phải thực hiện chế độ tập sự. Bỏ quy định thi nâng ngạch, thay vào đó là cơ chế bổ nhiệm vào ngạch...
Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
Quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, các quy định của dự thảo luật đã bám sát chủ trương của Đảng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, liên thông trong công tác cán bộ, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã; sắp xếp, tinh gọn hợp nhất cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ.
Cùng với đó hoàn thiện các quy định nhằm thực hiện chủ trương xây dựng một nền công vụ thống nhất, liên thông, đồng bộ từ Trung ương đến cấp xã; quy định chuyển tiếp để cán bộ, công chức cấp xã được bầu hoặc tuyển dụng trước ngày luật này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì được chuyển thành cán bộ, công chức theo quy định của Luật này.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho biết, dự thảo sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý và sử dụng cán bộ, công chức theo hướng minh bạch, hiệu quả, phù hợp vói yêu cầu cải cách nền hành chính.
Theo đó, chuyển đổi phương thức quản lý cản bộ, công chức theo vị trí việc làm. Cụ thể quy định rõ việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phải căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm và năng lực, kết quả, hiệu quả thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức.
Bỏ quy định thi nâng ngạch, thay vào đó là cơ chế bổ nhiệm vào ngạch tương ứng với yêu cầu vị trí việc làm được giao đảm nhiệm theo năng lực, kết quả thực thi nhiệm vụ.
Đổi mới công tác tuyển dụng công chức theo hướng người được tuyển chọn phải đáp ứng ngay yêu cầu của vị trí việc làm, sau khi trúng tuyển được bổ nhiệm, xếp lương ở ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm trúng tuyển và không phải thực hiện chế độ tập sự. Bỏ quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức thống nhất ở cấp quốc gia để thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý công chức.
Ngoài ra, nâng cao hiệu quả đánh giá, sử dụng và sàng lọc cán bộ, công chức, trong đó quy định việc đánh giá cán bộ, công chức phải căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ, sản phẩm công việc cụ thế theo yêu cầu của vị trí vệc làm đang đảm nhiệm, thay vì dựa trên các tiêu chí chung, hình thức hay cảm tính. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quản lý, đánh giá và sử dụng công chức đúng năng lực, đúng vị trí việc làm.
Dự thảo cũng thể chế hóa chính sách thu hút, trọng dụng đổi với người có tài năng trong hoạt động công vụ; bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung theo đúng chủ trương của Đảng; đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công vụ.
Sàng lọc, khắc phục chế độ “biên chế suốt đời”
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật – Tư pháp cơ bản tán thành việc tiếp tục giữ nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức là “kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế”, đồng thời hoàn thiện quy định về vị trí việc làm và ngạch công chức làm căn cứ tiếp tục đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức; sửa đổi các quy định về đánh giá công chức để có cơ chế sàng lọc, khắc phục chế độ “biên chế suốt đời”.
Các quy định này một mặt đã cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ, công chức; sàng lọc, đưa ra khỏi vị trí công tác đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín theo tinh thần Kết luận số 121-KL/TW.
Mặt khác, quy định trên góp phần bảo đảm tính ổn định của đội ngũ cán bộ, công chức trong điều kiện thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và hệ thống vị trí việc làm chưa được hoàn thiện.
Theo ông Hoàng Thanh Tùng, có ý kiến đề nghị cần đổi mới mạnh mẽ hơn theo hướng chuyển hoàn toàn sang quản lý theo vị trí việc làm, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện trả lương theo vị trí việc làm theo đúng tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật – Tư pháp Hoàng Thanh Tùng
Cơ quan thẩm tra cơ bản tán thành việc quy định một số nội dung mang tính nguyên tắc về chính sách thu hút đối với người có tài năng vào làm việc trong cơ quan nhà nước và trọng dụng đối với cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực nổi trội trong hoạt động công vụ và giao Chính phủ quy định khung chính sách; các bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND cấp tỉnh quy định cụ thể để bảo đảm tính linh hoạt, đồng thời phù hợp với đặc thù của từng ngành, lĩnh vực, địa phương.
Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9 tới đây.
Theo VOV
{name} - {time}
-
2025-04-28 16:57:00
Thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh hiệu quả, đáp ứng tốt an ninh năng lượng quốc gia
-
2025-04-28 16:06:00
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm việc với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam
-
2025-04-28 15:41:00
Đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa dâng hoa, dâng hương nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Sắp xếp ĐVHC: Bố trí nhân sự như thế nào? Vì sao không giữ lại thị xã, thành phố thuộc tỉnh?
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Số lãnh đạo xã sau sáp nhập có thể sẽ quá nhiều, phải làm kiêm nhiệm
“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”
Thông cáo báo chí chung nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
[Infographics] - Dự kiến sắp xếp, đặt tên xã tại huyện Hoằng Hoá
Địa phương toàn quyền quyết định việc đặt tên, nhân sự sau sắp xếp xã, phường
Hai chính sách lớn tại dự án Luật Quốc tịch Việt Nam
Dấu ấn Công an Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Xây dựng nền hành chính công hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả: Kinh nghiệm của Việt Nam, Lào, Australia