(Baothanhhoa.vn) - Huyện Bá Thước luôn xác định việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trong đó phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là điểm nhấn để tạo nên thương hiệu cho du lịch Bá Thước.

Bá Thước bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển du lịch

Huyện Bá Thước luôn xác định việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trong đó phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là điểm nhấn để tạo nên thương hiệu cho du lịch Bá Thước.

Bá Thước bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển du lịchĐồng bào dân tộc Mường ở huyện Bá Thước trình diễn khua luống.

Năm 2021 huyện đã ban hành Kế hoạch số 129 về “Phát triển du lịch gắn với phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn huyện Bá Thước giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo”. Bên cạnh đó, huyện còn chú trọng công tác sưu tầm, khôi phục, bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; xóa bỏ hủ tục trong việc cưới xin, ma chay, lễ hội. Khôi phục làng nghề, nhân rộng mô hình sản xuất các sản phẩm dệt thổ cẩm, thủ công mỹ nghệ, đan lát... trở thành mặt hàng lưu niệm tại các xã Lũng Niêm, Thành Lâm, Thành Sơn.

Nằm ở vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, xã Thành Lâm được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú. Bên cạnh đó, người dân trong xã còn giữ được những nét văn hóa độc đáo, mang đậm sắc thái truyền thống của đồng bào dân tộc Thái. Phát huy lợi thế trên, những năm qua Đảng ủy, chính quyền xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích Nhân dân bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương như nghề dệt thổ cẩm, ẩm thực, trò chơi dân gian... Hiện xã có 30 hộ làm du lịch homestay, ngoài ra còn có một số doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng các khu resort. Vài năm trở lại đây, du khách đến với xã nhiều hơn để khám phá cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, nét văn hóa độc đáo của dân bản, tham gia trải nghiệm các hoạt động lao động sản xuất với người dân. Xã đã thành lập được 2 câu lạc bộ, 6 đội văn nghệ quần chúng, thu hút đông đảo người dân tham gia, tích cực sưu tầm các giá trị văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức dàn dựng các làn điệu dân ca, dân vũ để phục vụ đời sống tinh thần của Nhân dân địa phương và khách du lịch.

Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bá Thước Hà Văn Khánh cho biết: Bá Thước đã có hơn 180 thôn, bản, đơn vị, cơ quan được công nhận làng, cơ quan văn hóa. 100% thôn, bản đều có đội văn nghệ, thể thao tham gia biểu diễn vào các ngày lễ, tết. Cùng với đó, huyện đã khôi phục nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, Mường. Đặc biệt năm 2024, Lễ hội Mường Khô của huyện Bá Thước đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể. Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, làng nghề gắn với phát triển du lịch đã góp phần phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

Bài và ảnh: Khánh Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]