(Baothanhhoa.vn) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành kế hoạch về phòng, chống suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh

Phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng dân tộc, miền núi

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành kế hoạch về phòng, chống suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh

Phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng dân tộc, miền núi

(Ảnh minh họa).

Mục tiêu nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và tình trạng thiếu năng lượng trường diễn của phụ nữ tuổi sinh đẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Cụ thể, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi xuống dưới 24% đến năm 2025; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gày còm xuống dưới 5% đến năm 2025; Giảm tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ thiếu năng lượng trường diễn xuống dưới 10% đến năm 2025.

Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuồi và phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Cụ thể, duy trì tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được bổ sung vitamin A 02 đợt/năm đạt trên 95% đến năm 2025; Duy trì tỉ lệ phụ nữ có thai vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được bổ sung viên đa vi chất từ khi mang thai đến 1 tháng sau sinh đạt trên 85% đến năm 2025.

Cải thiện số lượng và chất lượng bữa ăn của trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ tuổi sinh đẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Cụ thể, tăng tỷ lệ trẻ dưới 6 tháng tuổi được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ đạt trên 50% vào năm 2025; Tăng tỷ lệ trẻ 6-23 tháng được ăn bổ sung đúng, đủ trên 50% vào năm 2025; Tăng tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm đạt 90%; Tỷ lệ hộ gia đình dùng muối i-ốt hằng ngày đạt trên 90%.

Tăng cường khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 2 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Cụ thể, đến năm 2025, trên 65% phụ nữ đẻ được khám thai 4 lần trong 3 thai kỳ; Trên 85% phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế; Trên 80% phụ nữ đẻ được người đỡ đẻ có kỹ năng hỗ trợ; 90% phụ nữ có thai được cung cấp kiến thức, kỹ năng về lợi ích của việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trong 1.000 ngày đầu đời; 90% bà mẹ nuôi con nhỏ, người chăm sóc trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ.

Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Cụ thể, bảo đảm 90% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến tỉnh được đào tạo có chứng chỉ về chuyên ngành dinh dưỡng tối thiểu 1 tháng cho đến năm 2025; Bảo đảm 90% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến huyện, xã và y tế thôn bản được tập huấn, cập nhật kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em; Bảo đảm công tác giám sát dinh dưỡng theo quy định; các tình huống khẩn cấp về dinh dưỡng do thiên tai, thảm họa được xây dựng kế hoạch can thiệp kịp thời.

Phạm vi triển khai tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, gồm trẻ em dưới 5 tuổi (ưu tiên trẻ em dưới 2 tuổi), phụ nữ tuổi sinh đẻ (chú trọng phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú) tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Sở Y tế là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch này theo mục tiêu, chỉ tiêu đề ra; Rà soát, đề xuất kinh phí thực hiện Kế hoạch hàng năm, gửi Sở Tài chính để cân đối, bố trí, báo cáo UBND tỉnh đưa vào dự toán ngân sách hàng năm, trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định; Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tân báo chí trong tỉnh để xây dựng, phát sóng các chuyên mục, chuyên đề về công tác triển khai thực hiện Kế hoạch này; Tăng cường đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện Kế hoạch; lồng ghép các hoạt động dinh dưỡng vào các chương trình hoạt động thường xuyên của các ngành, đoàn thể, các chương trình, dự án để đạt các mục tiêu về phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2022 - 2025 của tỉnh.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp xã hội, chính sách giảm nghèo nhằm hỗ trợ trẻ em và gia đình được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, ổn định sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống, từ đó góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao thể lực giúp các em phát triển toàn diện; quan tâm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực miền núi trên địa bàn tỉnh.

UBND các huyện có dân tộc thiêu sô và miền núi căn cứ vào Kế hoạch này và tình hình thực tế tại địa phương để xây dựng Kế hoạch hàng năm của địa phương và tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em; đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành trong việc triển khai thực hiện; gắn với các chỉ tiêu về dinh dưỡng trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; trong việc xây dựng nông thôn mới; thực hiện kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược theo quy định; Triển khai thực hiện lồng ghép các nội dung hoạt động của chương trình trên địa bàn, bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch tại địa phương; Tổ chức kiểm tra, giám sát, tổng hợp, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện chương trình gửi Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh.

Xem kế hoạch tại đây

BĐT


BĐT

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]