(Baothanhhoa.vn) - Sáng 16-4, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 với cơ quan y tế 63 tỉnh, thành phố tại hơn 700 điểm cầu trên cả nước.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch, bệnh COVD-19

Sáng 16-4, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 với cơ quan y tế 63 tỉnh, thành phố tại hơn 700 điểm cầu trên cả nước.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch, bệnh COVD-19

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thanh Hoá.

Thầy thuốc Nhân dân, Tiến sĩ Trịnh Hữu Hùng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế chủ trì tại điểm cầu Thanh Hoá.

Phát biểu khai mạc và chỉ đạo hội nghị, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, thời gian qua thế giới triển khai mạnh mẽ tiêm vắc - xin phòng COVID-19 nhưng tình hình dịch vẫn là thách thức lớn. Nhiều nước trên thế giới quay trở lại phong tỏa, cách ly, giãn cách xã hội. Trước tình hình trên, việc kiểm soát tình hình dịch COVID-19 trong năm 2021 hết sức khó khăn, các địa phương cần triển khai quyết liệt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia về công tác phòng, chống dịch, kiểm soát tốt tình hình dịch trong thời gian tới đây.

Tại Việt Nam đã 21 ngày không có ca nhiễm tại cộng đồng và cuộc sống đã gần như trở lại bình thường. Đây là những nỗ lực rất lớn của bộ, ban, ngành và các địa phương trong triển khai biện pháp phòng, chống dịch.

Tuy nhiên, trong bối cảnh các nước láng giềng có ca nhiễm tăng cao, thế giới chưa giảm số ca mắc, Việt Nam vẫn phải thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chuyến bay giải cứu công dân, vì thế nguy cơ xảy ra dịch tại Việt Nam là rất lớn, các địa phương không được chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch, cần xác định việc kiểm soát dịch năm 2021 là thách thức, khó khăn và phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa.

Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương triển khai cập nhật an toàn COVID-19 đối với các phòng khám, nhất là khu vực tư nhân. Nếu phòng khám nào không thực hiện, không tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch sẽ đình chỉ hoạt động.

Các cơ sở y tế tiếp tục thực hiện khai báo y tế, yêu cầu bắt buộc tất cả các cơ sở y tế thực hiện quét mã QR Code để bảo đảm nắm tất cả người ra vào quanh khu vực, khi có dịch xảy ra lập tức có thể truy vết một cách dễ dàng, nhanh chóng và kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.

Các địa phương phải chuẩn bị kịch bản khi có dịch xảy ra; có phương án nâng công suất xét nghiệm, cách ly trên diện rộng, nhiều đối tượng; bảo đảm hậu cần cho công tác cách ly, tình huống trong điều trị…

Đối với công tác tiêm chủng, thời gian qua Bộ Y tế và các cơ quan liên quan đã hết sức nỗ lực để có vắc - xin phòng COVID-19 phục vụ tiêm chủng. Bộ Y tế đã phân bổ 811.200 liều vắc - xin của COVAX về các địa phương theo đúng tinh thần Nghị quyết 21 của Chính phủ, các địa phương khẩn trương lập kế hoạch tiêm chủng, lập danh sách các nhóm ưu tiên theo đúng Nghị quyết 21.

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương cần tổ chức tiêm nhanh chóng và phải hoàn thành tiêm chủng vắc - xin COVID-19 trước ngày 5-5 (sớm hơn kế hoạch đề ra trước đó 10 ngày), không được phép để bất cứ một liều vắc - xin nào phải huỷ vì lý do không tổ chức tiêm được theo như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Chính phủ ngày 15-4.

Các địa phương không tổ chức tiêm được, Bộ Y tế sẽ thu hồi vắc - xin và thông báo rộng rãi.

Về vấn đề an toàn tiêm chủng, Bộ Y tế khẳng định Việt Nam tiếp tục tiêm vắc - xin COVID-19 theo đúng kế hoạch. Hiện nay chúng ta đã tiêm chủng cho hơn 73.000 người. Hệ thống giám sát của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia ghi nhận gần 33% người được tiêm xuất hiện phản ứng nhẹ thông thường sau khi tiêm và hầu hết là phản ứng tại chỗ như đau rát, ngứa, nóng, đỏ, có trường hợp bị sốt nhẹ…, tuy nhiên những phản ứng này đều tự hết sau 1-2 ngày mà không cần phải điều trị, chăm sóc y tế.

Có thể thấy mức độ phản ứng sau tiêm chủng của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều quốc gia khác. Việt Nam hiện chỉ có khoảng 1‰ trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm vắc - xin phòng COVID-19 và 5 trường hợp có phản ứng qua mẫn nặng. Tất cả đều được xử lí đúng theo quy định, sức khỏe của những người này đều đã ổn định.

Đến nay Việt Nam chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào bị đông máu và huyết khối xảy ra sau khi tiêm chủng vắc - xin AstraZeneca.

Hiện quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất. Các cơ sở tiêm chủng vắc - xin phòng COVID-19 phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; người đi tiêm vắc - xin phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khoẻ; được hướng dẫn theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm; các bệnh viện luôn sẵn sàng, thường trực công tác cấp cứu đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm. Đồng thời diện đối tượng chống chỉ định tiêm chủng ở Việt Nam cũng mở rộng hơn so với các nước.

Bộ Y tế lập Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng, tập hợp các chuyên gia, giáo sư đầu ngành trên các lĩnh vực (đặc biệt về điều trị) sẵn sàng hỗ trợ các địa phương xử lý các trường hợp quá mẫn nặng sau tiêm, kể cả trường hợp huyết khối nếu xảy ra.

Tại hội nghị, Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, Cục Khám, chữa bệnh và các địa phương đã chia sẻ kinh nghiệm về tình hình dịch bệnh, công tác thu dung điều trị, công tác phòng, chống dịch, ngăn chặn dịch xâm nhập vào địa bàn, tiêm chủng vắc - xin COVID-19.

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam và khẳng định vắc - xin là một trong những biện pháp phòng, chống COVID-19. Những lợi ích mà vắc - xin mang lại vượt trội hơn so với nguy cơ có thể xảy ra. Tuy nhiên, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho rằng, vắc - xin không phải là biện pháp duy nhất phòng, chống dịch. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch như đã thực hiện hơn 1 năm nay.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch, bệnh COVD-19

Phát biểu tại điểm cầu Thanh Hoá, Thầy thuốc Nhân dân, Tiến sĩ Trịnh Hữu Hùng, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Y tế yêu cầu các phòng nghiệp vụ, đơn vị liên quan hoàn thiện phương án phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới; triển khai tiêm vắc - xin bảo đảm an toàn theo kế hoạch đề ra; chuẩn bị đầy đủ vật tư hoá chất xét nghiệm SARS-CoV-2; bệnh viện và các cơ sở điều trị phải luôn bảo đảm là cơ sở an toàn phòng, chống dịch, sẵn sàng tham gia cấp cứu và xử lýí phản ứng sau tiêm chủng.

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]