Xóm trọ 0 đồng của những bệnh nhân chạy thận
Có một khu nhà trọ nhỏ ở tổ 3, phố 9, phường Quảng Thắng, TP Thanh Hóa nằm ngay bên hông Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, thường được biết đến với tên gọi “xóm chạy thận”. Bằng tình yêu thương, sẻ chia của các nhà hảo tâm, suốt thời gian qua, xóm trọ này đã trở thành mái ấm thứ hai cho những người đang ở lằn ranh sinh tử...
Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa kết nối các nhà hảo tâm tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ một phần chi phí điều trị cho bệnh nhân tại xóm trọ.
Những mảnh đời ở “xóm chạy thận”
“Xóm chạy thận” tồn tại cách đây hơn chục năm, có 7 phòng, mỗi phòng chỉ khoảng 10m2, là chỗ ở cho 8 bệnh nhân và 2 người nhà chăm nuôi. Từ năm 2021, nhờ sự kết nối và kêu gọi hỗ trợ của Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, chi phí thuê trọ được một nhà hảo tâm hỗ trợ hoàn toàn. Bệnh nhân trong xóm là những người dân ở các huyện trong tỉnh, mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối. Hầu hết họ đều có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, sức khỏe yếu nên phải thuê trọ gần bệnh viện để tiện cho việc chạy thận mỗi tuần, người gắn bó nơi đây ít thì 4 - 5 năm, người nhiều xấp xỉ 15 năm. Đa phần họ không có người thân bên cạnh chăm sóc, phải nương tựa vào nhau để chống chọi với bệnh tật.
Để có tiền trang trải cho sinh hoạt và thuốc men, ở xóm trọ này ai còn sức thì cố gắng đi làm, có những người vừa rút kim truyền, lại vào guồng đi kiếm sống. Một tuần 3 lần, họ gắn với bệnh viện, những ngày còn lại họ chọn những công việc khác nhau để mưu sinh. Người khỏe thì đi bán nước, chạy xe ôm, người yếu hơn thì đi nhặt ve chai để bán...
Vừa rút kim truyền sau hơn 3 tiếng chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa trở về xóm trọ, anh Nguyễn Văn Hưng ở xã Ninh Khang (Vĩnh Lộc) lại vội vàng lao vào guồng mưu sinh. Sáng chạy xe ôm, chiều cùng bạn phòng trọ bán nước trước cổng bệnh viện.
Anh Hưng chia sẻ, mới đầu cũng thấy chông chênh, hụt hẫng, khi tuổi trẻ với biết bao hoài bão, ước mơ còn dang dở thì nhận được tin chẳng lành, rồi những cơn đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Chuyển về xóm trọ nhỏ này, ở cùng với những người cùng cảnh ngộ, mọi người cùng động viên nhau vượt qua. Thế mà cũng đã được 13 năm gắn bó với nơi này rồi.
Trong những căn phòng trọ thiếu thốn đủ thứ ấy, chúng tôi cảm nhận được rất rõ tình người, sự yêu thương san sẻ mà những bệnh nhân trong xóm trọ dành cho nhau. Dù những bệnh nhân suy thận biết họ không có phép màu nào trong cuộc sống, dù vẫn hằng ngày đối diện với đau đớn, mệt mỏi, nhưng sự đùm bọc và mái ấm mà họ dành cho nhau chính là niềm tin, hy vọng và động lực để vượt qua khó khăn, bệnh tật.
Hoàn cảnh éo le nhất ở trong xóm phải kể đến bà Trần Thị Liên ở xã Thiệu Tiến (Thiệu Hóa), lấy chồng chưa đầy 4 năm thì chồng mất khi bà đang mang bầu đứa con gái thứ hai. Một mình vất vả nuôi con, khi các con lớn, lập gia đình xong thì bà phát bệnh, phải chạy thận chu kỳ 10 năm nay, và cũng bắt đầu từ đó bà đã gắn bó với “xóm chạy thận” này.
Bà Liên chia sẻ: "Thời gian đầu xuống đây, tôi buông xuôi khi thấy cuộc đời mình tăm tối quá. Không người thân bên cạnh, không chỗ ở, không thu nhập, nhưng rồi được sự động viên của những người xung quanh, tôi lại gượng dậy, tiếp tục chống chọi với bệnh tật".
Cứ như thế, sự yêu thương, chia sẻ, động viên của những người cùng cảnh ngộ là động lực để bà lấy lại năng lượng sống. Sự kiên cường chống chọi với bệnh tật của bà đã bước sang năm thứ 9.
Thắp thêm niềm tin, hy vọng
Trước đây, ở xóm trọ này chủ yếu cho sinh viên thuê. Tuy nhiên, thương cảm với những hoàn cảnh khó khăn của bệnh nhân, từ khoảng năm 2014, chủ của khu nhà trọ này đã dành toàn bộ phòng trọ cho bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa thuê với giá rẻ. Từ năm 2021 chi phí thuê trọ được một nhà hảo tâm hỗ trợ hoàn toàn.
Sở dĩ xóm có tên đặc biệt như thế vì chẳng biết từ bao giờ, các bệnh nhân cùng mắc bệnh thận đã rủ nhau chung sống quây quần, đùm bọc nhau như một đại gia đình. Nỗi đau bệnh tật, những vất vả mưu sinh in hằn trên từng khuôn mặt, đôi tay... Nhưng trên tất cả là tình người, sự yêu thương san sẻ mà những bệnh nhân trong xóm trọ dành cho nhau. Dù những bệnh nhân suy thận biết họ không có phép màu nào trong cuộc sống, dù vẫn hằng ngày đối diện với đau đớn, mệt mỏi và vật chất thiếu thốn, nhưng tình cảm trân quý, sự đùm bọc và mái ấm mà họ dành cho nhau chính là niềm tin, hy vọng và động lực để vượt qua khó khăn, bệnh tật, trước ngưỡng sinh tử. Và cùng với sự sẻ chia, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, chính là hy vọng và động lực để họ vững tin “chiến đấu” với bệnh tật, hy vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn.
Bài và ảnh: Tô Hà
{name} - {time}
-
2024-12-23 19:34:00
Giảm lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão số 3
-
2024-12-23 18:45:00
Gửi gạo hỗ trợ 150 lao động Việt Nam tại Nhật Bản bị nợ lương
-
2024-11-04 13:18:00
Xây dựng căn cứ pháp lý thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024
Sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu ở 184 đường ngang có người gác
Tuyển dụng cuối năm: Doanh nghiệp hạ tiêu chuẩn, người lao động vẫn “nhảy việc”?
Đánh giá hiệu quả việc sử dụng quỹ đất để phát triển nhà ở thương mại
Quan Sơn nỗ lực giảm nghèo bền vững
Đoàn thanh niên Báo Thanh Hóa thực hiện chương trình thiện nguyện tại huyện Cẩm Thủy
Khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Hậu Lộc
GNI tổ chức Ngày hội YDC DAY 2024 cho các em học sinh trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc
Thức dậy dòng sông để thêm thương nhớ hồn làng
Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội tỉnh Thanh Hoá và Bắc Ninh 2024