(Baothanhhoa.vn) - Việc lấy ý kiến vào Văn kiện Đại hội XIII của Đảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, phát huy tinh thần dân chủ, tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động; giúp các cấp ủy hiểu rõ tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân; tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, làm sâu sắc thêm truyền thống “ý Đảng hợp lòng Dân”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng - Bài 4: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng - sự kết tinh trí tuệ dân tộc và thời đại

Việc lấy ý kiến vào Văn kiện Đại hội XIII của Đảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, phát huy tinh thần dân chủ, tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động; giúp các cấp ủy hiểu rõ tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân; tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, làm sâu sắc thêm truyền thống “ý Đảng hợp lòng Dân”.

5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng - Bài 4: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng - sự kết tinh trí tuệ dân tộc và thời đạiThị trấn huyện Như Xuân rực rỡ cờ đỏ, pano, áp phích tuyên truyền cổ động trực quan, chào mừng Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Ảnh: Trần Thanh

Tin liên quan:
  • 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng - Bài 4: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng - sự kết tinh trí tuệ dân tộc và thời đại
    5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng - Bài 3: Thành tựu đổi mới

    Quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, vận dụng sáng tạo, phát triển Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Ðảng. Ðổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”...

Trong những ngày này, người dân cả nước đang hướng về thủ đô Hà Nội “Trái tim của cả nước” với những kỳ vọng và mong ước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ thành công tốt đẹp; đưa đất nước Việt Nam tiếp tục có những bước phát triển đột phá mới.

Với phương châm “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25-1 đến ngày 2-2-2021, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia với 1.587 đại biểu sẽ tiếp tục thảo luận kỹ lưỡng, thống nhất cao trong việc hoàn chỉnh và biểu quyết thông qua các văn kiện của đại hội, tạo cơ sở cho việc quán triệt, triển khai thực hiện thật tốt nghị quyết đại hội, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu cụ thể đến năm 2025 và năm 2030 cũng như mục tiêu tổng quát đã đề ra là: nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, CNH, HĐH; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định. Phấn đấu đến năm 2025, nước ta là nước công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; và đến giữa thế kỷ XXI trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có thu nhập cao.

Để hoàn thiện văn kiện trình đại hội, ngay từ Hội nghị Trung ương 8 khóa XII (tháng 10-2018), Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định thành lập 5 tiểu ban, trong đó có Tiểu ban Văn kiện, Tiểu ban Kinh tế - xã hội, Tiểu ban Điều lệ Đảng. Hội nghị Trung ương 10 (tháng 5-2019) cho ý kiến vào dự thảo đề cương các văn kiện. Hội nghị Trung ương 11 (tháng 10-2019) cho ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Sau Hội nghị Trung ương 11, Bộ Chính trị đã chỉ đạo các tiểu ban khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Trung ương, tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng gửi đại hội đảng bộ cấp cơ sở (bản tóm tắt) vào tháng 2-2020 và gửi đại hội cấp huyện, cấp tỉnh và tương đương (bản toàn văn) vào tháng 4-2020 để góp ý kiến theo kế hoạch. Như các kỳ đại hội trước, dự thảo các văn kiện được sử dụng tại đại hội đảng bộ cấp huyện, cấp tỉnh và tương đương (bản toàn văn) được công bố, gửi xin ý kiến các ĐBQH, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân vào khoảng giữa tháng 10-2020. Sau đó, các tiểu ban mới tổng hợp và tiếp thu ý kiến của đại hội đảng bộ các cấp, của ĐBQH, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và của Nhân dân để hoàn thiện, trình Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương xem xét hoàn chỉnh trình Đại hội XIII của Đảng. Các Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng sau khi được công bố ngày 20-10 đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các tầng lớp Nhân dân ở trong và ngoài nước.

Việc lấy ý kiến vào Văn kiện Đại hội XIII của Đảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, phát huy tinh thần dân chủ, tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động; giúp các cấp ủy hiểu rõ tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân; tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, làm sâu sắc thêm truyền thống “ý Đảng hợp lòng Dân”.

Tại Thanh Hóa ngay sau khi có sự chỉ đạo Trung ương Đảng, cùng với việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc và đầy đủ Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến góp ý vào các văn kiện Đại hội XIII của Đảng từ các chi bộ, đến đại hội đảng bộ cơ sở, cấp trên cơ sở và tại Đại hội Đảng bộ tỉnh; đồng thời, chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan báo chí tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, các nhân sĩ, trí thức, các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh bằng các hình thức phù hợp, nhằm phát huy tối đa trí tuệ của toàn Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh ta đóng góp xây dựng dự thảo văn kiện đại hội.

Qua triển khai thực hiện, việc nghiên cứu, thảo luận và tham gia góp ý vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng ở Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã được tiến hành nghiêm túc; thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh tham gia. Với trên 175 nghìn lượt ý kiến tham gia góp ý; đây thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thể hiện trách nhiệm, tình cảm, sự quan tâm sâu sắc của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân tỉnh ta đối với những vấn đề lớn, trọng đại của Đảng, của đất nước. Nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc đã làm nổi bật thêm những nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, đạt được nhiều thành tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử, tạo nên những dấu ấn nổi bật, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững theo con đường xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến thẳng thắn, thể hiện tâm huyết, trí tuệ, trách nhiệm, với tinh thần xây dựng Đảng rất cao, đã tham gia góp ý kiến với Đảng nhằm hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của Đảng trong xác định tầm nhìn, mục tiêu phát triển đất nước với các dấu mốc quan trọng là đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và đến năm 2045, góp phần nâng cao chất lượng dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.

Trong bài phát biểu bế mạc hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Ban Chấp hành Trung ương ghi nhận, biểu dương đại hội đảng bộ các cấp đã chủ động, tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện các dự thảo văn kiện; hoan nghênh và cảm ơn các đồng chí lão thành cách mạng, các ĐBQH, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và đông đảo các tầng lớp Nhân dân trong nước, đồng bào ta định cư ở nước ngoài đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tâm huyết, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với Đảng, với Nhân dân, đất nước...

Các văn kiện trình Đại hội XIII lần này không chỉ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng mà còn nhìn lại 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020; đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 (năm kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước); xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 (năm kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng); và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045 (năm kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Đây sẽ là những dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Đảng ta, dân tộc ta, đất nước ta, có ý nghĩa định hướng và tầm nhìn chiến lược cho tương lai, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và phát triển đất nước nhanh và bền vững hơn. Việc chuẩn bị dự thảo các văn kiện trình đại hội lần này đã được tiến hành rất công phu, bài bản, chu đáo, qua nhiều lần, nhiều vòng, từng bước hoàn thiện, có nhiều đổi mới, tiến bộ về chất so với trước; quán triệt sâu sắc nguyên tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiên định và đổi mới, giữa kế thừa và phát triển; trên cơ sở phát huy tối đa dân chủ, trân trọng lắng nghe ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ, đảng viên và Nhân dân; lựa chọn, chắt lọc, tham khảo các đề xuất tâm huyết, trách nhiệm; kết tinh trí tuệ và sức sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Nguyễn Minh

Bài 5: 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá chiến lược.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]