Xã Thọ Vực: Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu từ “Ý Đảng, lòng dân”
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận từ “Ý Đảng, lòng dân”, đến nay xã Thọ Vực (Triệu Sơn) đã xây dựng thành công xã NTM kiểu mẫu. Từ đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.
Quang cảnh xã Thọ Vực.
Thọ Vực là xã thuần nông, có truyền thống cách mạng lâu đời. Trong các cuộc kháng chiến, xã Thọ Vực đã sản sinh ra những người con ưu tú - những chiến sĩ trung kiên góp một phần máu xương cùng cả dân tộc đứng lên lật đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến, đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Kế thừa và phát huy mạch nguồn truyền thống quý báu, người dân Thọ Vực trong công cuộc đổi mới lại đồng lòng, quyết tâm phấn đấu trên mặt trận xóa đói, giảm nghèo, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.
Đưa chúng tôi đi thăm các tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp, những công trình trường học, trạm y tế khang trang tại địa phương, đồng chí Trần Đình Thông, Bí thư Đảng ủy xã Thọ Vực vui mừng cho hay: Xã Thọ Vực được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2022, ngay sau đó xã đã dồn sức cho mục tiêu xây dựng xã NTM kiểu mẫu trong năm 2023. Để hoàn thành các tiêu chí và những yêu cầu cao hơn, xã đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, kiên trì, quyết liệt “làm đến đâu chắc đến đó”, không chủ quan, nóng vội. Cùng với chính sách kích cầu của huyện, xã đã ban hành chính sách hỗ trợ kích cầu cho các thôn nhằm tạo động lực và khuyến khích người dân cùng chung sức tham gia; nhất là đầu tư, cải tạo, xây dựng mới các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, xã đã hỗ trợ tấm lam bê tông đúc cho toàn bộ các tuyến đường trục chính của thôn và của xã, với tổng số tiền 1,2 tỷ đồng. Hỗ trợ làm đường giao thông, bê tông hóa các đường trục chính của xã, đường trục chính thôn (mỗi thôn hỗ trợ 1km) và làm rãnh thoát nước với tổng mức hỗ trợ 13 tỷ đồng. Hỗ trợ xây dựng mới nhà văn hóa thôn; sửa chữa các công trình khác với tổng mức hỗ trợ 2,6 tỷ đồng...
Xác định việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất của người dân phải được đặt lên hàng đầu, thời gian qua, xã đã ưu tiên phát triển ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp - chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, đưa cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, gia trại, trang trại, điển hình là các mô hình nuôi chim bồ câu, sản xuất nấm mộc nhĩ, nấm sò... đã không chỉ góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn xóa bỏ dần các thói quen sản xuất manh mún, lạc hậu. Hiện xã Thọ Vực có 2 sản phẩm OCOP được xếp hạng 3 sao. Toàn xã đã xây dựng được 165 cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể, 2 hợp tác xã, có 10 doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất hàng năm đạt trên 15,1%; tổng giá trị thu nhập đạt 38,5 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người của xã ngày càng tăng, tính đến năm 2023 đạt 64,43 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,77%.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng được chú trọng và thu được nhiều kết quả nổi bật. Đáng chú ý là tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 91,4%, có 7/7 thôn đạt danh hiệu thôn văn hóa và chuẩn NTM. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được quan tâm với tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt 85,05%. Công tác giáo dục - đào tạo được quan tâm, chất lượng dạy và học tại địa phương ngày càng được đổi mới, nâng cao. Đến nay, cả 3 cấp mầm non, tiểu học, THCS đang duy trì trường đạt chuẩn mức độ 1 và mức độ 2. Các phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao được đẩy mạnh. Các nhà văn hóa thôn đều được nâng cấp, sửa chữa, xây mới rộng rãi bố trí đầy đủ tiện nghi đảm bảo đủ điều kiện sinh hoạt của Nhân dân. Tại mỗi điểm dân cư đều có sân chơi được trang bị đầy đủ các dụng cụ thể thao ngoài trời phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân.
Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, xã còn tập trung quan tâm lồng ghép các dự án, tập trung huy động mọi nguồn lực từ các nguồn vốn khác nhau để xây dựng hạ tầng nông thôn. Hiện nay, 100% các tuyến đường trung tâm, đường xã, thôn, xóm được bê tông hoá, cứng hóa; người dân đã tự nguyện hiến 13.550m2 đất để thực hiện mở rộng nền đường. Các tuyến đường trục thôn, ngõ xóm xã đã lắp đặt hệ thống đường điện chiếu sáng, trồng được nhiều tuyến đường hoa và cây xanh để tạo bóng mát tô điểm thêm cho các tuyến đường.
Trong XDNTM kiểu mẫu, xã Thọ Vực đã lựa chọn thôn 6 làm điểm mô hình “thôn thông minh” mô hình có tính thực tiễn, góp phần ứng dụng công nghệ 4.0 vào xây dựng, quản lý, điều hành, phát triển cơ sở thôn. Phối hợp với các đơn vị chức năng hướng dẫn người dân tiếp cận, cài đặt, sử dụng các dịch vụ số. Như việc các thôn tạo lập các nhóm zalo, ứng dụng các nền tảng số... để tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến người dân; sử dụng các dịch vụ tiện ích như thanh toán tiền điện, nước, giao dịch ngân hàng...; xây dựng 3 mô hình Tổ liên gia an toàn về phòng cháy chữa cháy; mô hình camera an ninh, ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số trong quản lý điện chiếu sáng công cộng và mô hình thanh toán điện tử qua mã QR code.
Tiêu chí nổi trội của xã Thọ Vực là lựa chọn lĩnh vực chuyển đổi số nhằm giúp người dân được tiếp cận thông tin, áp dụng công nghệ vào cuộc sống. Theo đó xã đã tích cực huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn xã, đến nay tổng tiêu chí tự đánh giá về chuyển đổi đạt 8/8 tiêu chí, như: tỷ lệ văn bản đến, đi của xã được xử lý trên môi trường mạng đạt 100%, xã có phòng họp trực tuyến, sử dụng nền tảng số chỉ đạo điều hành từ cấp ủy và chính quyền xã đến 100% cán bộ trong thôn. Bên cạnh đó còn xây dựng được nhiều mô hình tiêu biểu như: Mô hình khu dân cư “Sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn”, mô hình khu dân cư NTM kiểu mẫu, mô hình Nhà sạch - vườn đẹp, hàng rào xanh...
Ngoài ra, xã cũng quan tâm xây dựng cảnh quan môi trường tạo diện mạo cho nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xã đã triển khai nhiều mô hình bảo vệ môi trường hoạt động thường xuyên, hiệu quả thu hút được sự tham gia của cộng đồng. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý đạt 83,2%. UBND xã giao trách nhiệm cho Hội LHPN xây dựng mô hình “Thu gom phế liệu gây quỹ tình thương”, triển khai đồng loạt trên 7 thôn. Mô hình đã được đông đảo hội viên đồng tình ủng hộ. Chất thải nhựa phải được thu gom, phân loại để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý theo quy định. Chất thải nhựa không thể tái chế, xã thực hiện việc chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý theo quy định.
Bài và ảnh: Bảo Thanh
{name} - {time}
-
2024-12-11 12:08:00
Thạch Thành phát huy vai trò giám sát của HĐND trong phòng, ngừa tham nhũng, tiêu cực
-
2024-12-11 11:14:00
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Nghi Sơn nỗ lực thu ngân sách
-
2024-06-26 14:28:00
Xử lý nghiêm các tổ chức đảng và đảng viên vi phạm
Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ: Trách nhiệm và nghĩa tình sâu nặng
Giữ sạch "vùng xanh” nơi biên viễn (Kỳ 3): Số phận của những “đại ca”, “ông trùm”
Sức hút từ cuốn sách của Tổng Bí thư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Giữ sạch "vùng xanh” nơi biên viễn (Kỳ 2): Bắt đúng “bệnh”, điều trị đúng “thuốc”
Phát huy truyền thống cách mạng, xây dựng Đảng bộ huyện Đông Sơn ngày càng vững mạnh
“Chuyển hóa” thanh niên: Lộ rõ âm mưu lôi kéo, kích động thâm độc của các thế lực thù địch (Bài cuối) - Thanh niên không cuộn mình trong “chiếc kén”
Xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” ở tòa án hai cấp
Tạo môi trường thuận lợi để quần chúng phấn đấu vào Đảng
Đảng bộ huyện Thường Xuân lấy kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng để ngăn ngừa vi phạm