(Baothanhhoa.vn) - Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay, ngoài Khu Kinh tế Nghi Sơn, còn có 8 khu công nghiệp, gồm: Lễ Môn, Lam Sơn - Sao Vàng, Bỉm Sơn, Thạch Thành, Thạch Quảng, Ngọc Lặc, Hoàng Long, Đình Hương - Tây Bắc ga. Tính đến thời điểm hiện tại, có khoảng 96.000 lao động đang làm việc thường xuyên tại khu kinh tế và các khu công nghiệp này. Bảo vệ quyền lợi và các chế độ, lợi ích hợp pháp cho số lao động này chính là Công đoàn Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa (sau đây gọi tắt là “Ban”).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vì người lao động các khu công nghiệp, khu kinh tế

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay, ngoài Khu Kinh tế Nghi Sơn, còn có 8 khu công nghiệp, gồm: Lễ Môn, Lam Sơn - Sao Vàng, Bỉm Sơn, Thạch Thành, Thạch Quảng, Ngọc Lặc, Hoàng Long, Đình Hương - Tây Bắc ga. Tính đến thời điểm hiện tại, có khoảng 96.000 lao động đang làm việc thường xuyên tại khu kinh tế và các khu công nghiệp này. Bảo vệ quyền lợi và các chế độ, lợi ích hợp pháp cho số lao động này chính là Công đoàn Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa (sau đây gọi tắt là “Ban”).

Vì người lao động các khu công nghiệp, khu kinh tếCác doanh nghiệp tại Khu Kinh tế Nghi Sơn đang giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động.

Một thông tin đáng lưu ý là, trong hơn 5 năm qua, lẻ tẻ tại một số huyện vẫn có công nhân các nhà máy tổ chức đình công hay nghỉ việc đòi quyền lợi được cho là chính đáng. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, trên địa bàn Khu Kinh tế Nghi Sơn cũng như 8 khu công nghiệp của tỉnh, không xảy ra tình trạng đình công, lãn công nào. Điều này chứng tỏ, các quyền lợi hợp pháp cho công nhân, người lao động tại đây cơ bản được bảo đảm.

Theo các quy luật phát triển thông thường, công nhân, người lao động luôn có “mâu thuẫn” với các “ông chủ”. Bởi lẽ, người lao động muốn thời gian làm việc ít, thì người chủ nhà máy muốn công nhân làm nhiều hơn để tăng cường lợi nhuận. Tương tự, công nhân muốn hưởng công sức lao động thật cao thì chủ doanh nghiệp luôn phải tính toán để điều tiết thu nhập của người lao động ở mức vừa phải để có nguồn lực tái đầu tư cũng như tích lũy... Để điều tiết những “mâu thuẫn” luôn thường trực này, Công đoàn Ban đã có những giải pháp, phát huy được vai trò của mình trong nhiệm vụ vì người lao động tại đây.

Ban Chấp hành Công đoàn Ban hoạt động theo quy chế công tác và kế hoạch của toàn khóa và hằng năm, từng quý, từng tháng. Kế hoạch hoạt động và chương trình công tác hằng năm được Đảng ủy Ban phê duyệt, có sự phối hợp giúp đỡ và tạo điều kiện của lãnh đạo Ban trong quá trình thực hiện.

Đầu tiên là công tác an sinh xã hội, Công đoàn Ban đã thường xuyên quan tâm, chăm sóc đời sống của công nhân, người lao động và thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Trong nhiều năm gần đây, mỗi dịp Tết Nguyên đán, Công đoàn Ban đã vận động các doanh nghiệp cũng như huy động nguồn lực, trao hàng trăm suất quà cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo trên địa bàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp. Trong năm 2020 vừa qua, Công đoàn Ban đã phối hợp với Ban, Ủy ban MTTQ và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh để trao tiền xây dựng 5 nhà tình nghĩa cho công nhân nghèo trên địa bàn.

Còn nhớ vào tháng 5-2020, chị Lê Thị H., là công nhân tại Khu Kinh tế Nghi Sơn cùng chồng là anh D. ở khu phố 4, phường Hải An (thị xã Nghi Sơn) không may bị tai nạn giao thông cùng tử vong. Anh chị bỏ lại con nhỏ mới 5 tháng tuổi cùng bà nội ốm yếu, điều kiện kinh tế khó khăn. Trước hoàn cảnh ấy, Công đoàn Ban đã kịp thời vận động quyên góp, tổ chức thăm hỏi và trao sổ tiết kiệm 50 triệu đồng để 2 bà cháu trang trải cuộc sống. Đó chỉ là một trong nhiều hoàn cảnh khó khăn hoặc gặp tai nạn được Công đoàn Ban quan tâm, chia sẻ. Trong dịp Tết Nguyên đán Tân sửu 2021 gần đây, Công đoàn Ban đã phối hợp với nhiều doanh nghiệp, tổ chức các phiên chợ cho công nhân nghèo, phiên chợ không đồng để tạo không khí hứng khởi cũng như hỗ trợ công nhân trước khi nghỉ tết đón xuân mới.

Với hơn 600 doanh nghiệp, dự án đã đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và Khu Kinh tế Nghi Sơn, trong đó có nhiều chủ đầu tư nước ngoài, nhưng Công đoàn Ban vẫn nỗ lực phối hợp để yêu cầu thực hiện quyền lợi cho người lao động. Hằng năm, Công đoàn Ban đều nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân, có nhiều văn bản cũng như các cuộc làm việc để yêu cầu các chủ doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với người lao động theo Luật Lao động và các quy định hiện hành. Theo đó, việc thực hiện chế độ thai sản, đóng bảo hiểm xã hội, mua bảo hiểm y tế, cho người lao động trên địa bàn quản lý được các chủ doanh nghiệp thực hiện khá đầy đủ.

Vào các ngày lễ lớn, dịp kỷ niệm trong năm, Công đoàn Ban đều phối hợp với các doanh nghiệp để tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thể thao. Hưởng ứng tháng công nhân, tháng lao động hằng năm, Công đoàn Ban cũng tổ chức các hội thao để người lao động các công ty giao lưu, học hỏi, tạo không khí hứng khởi trong lao động, sản xuất.

Bên cạnh đó, Công đoàn Ban cũng vận động các tổ chức công đoàn cơ sở, các doanh nghiệp thành lập các loại quỹ công đoàn, như: “Quỹ mái ấm công đoàn”, quỹ khuyến học cho con em công nhân; đứng ra tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, phát động các hoạt động từ thiện...

Bài và ảnh: Linh Trường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]