Văn hóa doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời là động lực, mục tiêu của sự phát triển. Đối với doanh nghiệp, văn hoá được các doanh nghiệp ở các quốc gia trên thế giới sử dụng như một nguồn lực trong các hoạt động, tạo sự khác biệt - bản sắc, dấu ấn riêng giúp doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.
(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet).
Ở Việt Nam, tầm quan trọng của xây dựng văn hóa doanh nghiệp đã được đề cập trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Chính phủ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác yếu tố văn hóa trong kinh tế để phát triển bền vững. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tiến hành xây dựng và phát triển mô hình văn hoá doanh nghiệp, dựa trên đặc điểm vùng miền, lợi thế riêng, điểm mạnh của ngành, lĩnh vực kinh doanh; các doanh nghiệp xây dựng những nét văn hoá riêng cho doanh nghiệp, những thành quả của doanh nghiệp đã được cộng đồng chấp nhận; đóng góp nhiều giá trị vật chất, tinh thần cho xã hội; được người dân ghi nhận, đánh giá, được cơ quan chức năng tuyên dương.
Tuy nhiên, Việt Nam là một đất nước với xuất phát điểm từ của nền kinh tế phần lớn là nông nghiệp, đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại, không thể tránh khỏi ảnh hưởng từ tư duy lạc hậu; tác phong làm việc vẫn còn thiếu tính kỷ luật, tính cá nhân tích kỷ, bảo thủ, ngại đổi mới vẫn tồn tại; tinh thần hợp tác, hỗ trợ, đồng hành còn hạn chế; dẫn đến hiệu quả mang lại từ quá trình xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp chưa cao; chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và hình ảnh, vị thế của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Đối với tỉnh Thanh Hóa, tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 20.5000 doanh nghiệp hoạt động, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 97,4%. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh ở các giai đoạn, cụ thể như: Hỗ trợ tiếp cận tín dụng; bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ thuế, kế toán; hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh; hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ mở rộng thị trường; hỗ trợ thông tin, tư vấn pháp lý; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp hỗ trợ chuyển đổi từ hộ kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị...
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn một số khó khăn, hạn chế, đặc biệt, một trong những hạn chế hết sức căn bản của doanh nghiệp đó chính là nhận thức về văn hóa kinh doanh, trách nhiệm với xã hội, cộng đồng của một bộ phận doanh nhân chưa đầy đủ, còn tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Những tồn tại, hạn chế trên là do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, nhóm nguyên nhân chủ quan trực tiếp liên quan đến doanh nghiệp đó là tính chuyên nghiệp, trình độ, năng lực quản lý điều hành, hiểu biết pháp luật của một bộ phận chủ doanh nghiệp còn hạn chế.
Để khắc phục những hạn chế trên nhằm thực hiện mục tiêu phát triển doanh nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu, là động lực quan trọng để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; trong thời gian tới cấp ủy, chính quyền các cấp cần làm tốt công tác chính trị, tư tưởng; tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển doanh nghiệp và các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đến người dân, doanh nghiệp.
Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải quyết liệt, sáng tạo, bám sát thực tiễn, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật; triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của trung ương và của tỉnh. Công khai kịp thời thông tin về các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh và các địa phương. Quan tâm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp; tổ chức đối thoại định kỳ hàng tháng giữa lãnh đạo tỉnh với cộng đồng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Tập trung rà soát, đơn giản hóa và bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, tạo mọi thuận lợi và giảm tối đa thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Thực hiện tốt quy trình liên thông, quy trình phối hợp trong việc giải quyết những thủ tục liên quan đến doanh nghiệp. Nâng cao trình độ, đạo đức công vụ, xử lý nghiêm những cá nhân gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp.
Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong việc giám sát, phản biện cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Chia sẻ thông tin, tổng hợp, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền về khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết các cấp, xây dựng Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng khu vực Bắc Trung bộ và thuộc nhóm dẫn đầu cả nước vào năm 2025.
Việc nghiên cứu xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh phát triển bền vững hiện nay là hết sức quan trọng và cấp thiết, qua đó đánh giá thực trạng đầy đủ, khoa học, đề xuất các giải pháp khả thi, hiệu quả, là căn cứ để các cơ quan, doanh nghiệp trong tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện, góp thực hiện mục tiêu “phát triển doanh nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu, là động lực quan trọng để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội”. Đồng thời góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng khu vực Bắc Trung bộ và thuộc nhóm dẫn đầu cả nước vào năm 2025.
ThS Nguyễn Thị Hạnh
Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa
{name} - {time}
-
2024-11-21 21:16:00
Những người “giữ hồn” di sản văn hóa (Bài 1): Chuyện về những “báu vật sống”
-
2024-11-21 16:11:00
Thị trấn tại Mỹ hai tháng không nhìn thấy ánh nắng Mặt Trời
-
2023-12-07 09:44:00
Gìn giữ văn hóa truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới - cách làm của đồng bào Dao thôn Bình Sơn
[Podcast] - Tản văn: Nghe gió mùa gọi cửa
Cáp treo hay cách để phát triển du lịch bền vững?
Hà Nam được vinh danh là “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới”
Bolero trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại
“Lên núi xuống biển” đón mùa lễ hội cuối năm đa sắc màu
[Podcast] Truyện ngắn: Bến đò Côi
Nguyên Như và hành trình “đứng trên mũi tự do tìm cội rễ mặt trời”
Khảo sát, xây dựng tour du lịch đặc thù tại Khu Di tích lịch sử Lam Kinh
Vì sao Nam đảo Phú Quốc trở thành điểm đến hàng đầu dịp cuối năm?