Ukraine không có lựa chọn nếu Mỹ công nhận Crimea là của Nga
Ukraine đang phải đối mặt với ngã ba đường, với khả năng bị buộc phải chấp nhận một thỏa thuận hòa bình bất lợi được đặt dưới áp lực rất lớn từ Mỹ.
Cầu Crimea. Ảnh: AFP.
Lằn ranh đỏ đối với Kiev có thể là một đề xuất từ Nhà Trắng, theo đó Nga sẽ công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga trên phương diện pháp lý.
Volodymyr Ariev, một nhà lập pháp của Đảng Đoàn kết Châu Âu cho biết: “Dưới thời Trump, Tuyên bố Crimea đã được ký kết trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông vào năm 2018, khi Mỹ không công nhận Crimea là một phần của Nga”.
"Nếu Mỹ vi phạm tuyên bố này do chính họ đưa ra, họ sẽ trở thành đối tác không đáng tin cậy trên toàn thế giới."
Ukraine đang rơi vào tình thế vô cùng khó khăn khi đã làm mọi điều mà Mỹ yêu cầu kể từ khi tiến trình hòa bình bắt đầu, nhưng giờ đây lại phải đối mặt với những yêu cầu có khả năng là không thể thực hiện được.
Hạn chế về mặt pháp lý
Một trong những vấn đề cấp bách nhất trong trường hợp Mỹ công nhận Crimea là của Nga là luật pháp Ukraine không cho phép Kiev đồng ý với động thái này. Theo Hiến pháp Ukraine, Crimea là một phần không thể tách rời và được công nhận hợp pháp của Ukraine.
Chính phủ Ukraine không được thông qua bất kỳ hành động nào trái với hiến pháp của đất nước. Hiến pháp không thể bị thay đổi trong thời gian thiết quân luật. Cách duy nhất để Ukraine có thể công nhận hợp pháp Crimea là của Nga là tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề này để người dân bỏ phiếu. Trong khi các cuộc thăm dò gần đây cho thấy số người Ukraine sẵn sàng nhượng bộ lãnh thổ để chấm dứt chiến tranh đã tăng lên.
Hơn nữa, cuộc thăm dò ý kiến không chỉ rõ giữa quyền kiểm soát trên thực tế và trên pháp lý, trong đó quyền kiểm soát trên pháp lý có khả năng bị phản đối mạnh mẽ hơn so với quyền kiểm soát trên thực tế.
“Không có chính phủ Ukraine nào có thẩm quyền công nhận Crimea là của Nga”, Halyna Yanchenko, một nhà lập pháp của đảng Người phục vụ nhân dân, cho biết.
"Bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào bao gồm điều khoản như vậy đều có nguy cơ gây ra bất ổn trong nước. Đó là lý do tại sao không có nhà lãnh đạo Ukraine nào đồng ý. "Và đơn giản là không có cơ hội nào để một thỏa thuận như vậy có thể được thông qua tại Quốc hội Ukraine."
Các bước đi cho Ukraine
Nhà phân tích chính trị người Ukraine Yevhen Magda cho rằng nếu Mỹ đề xuất công nhận Crimea trên danh nghĩa là của Nga, ưu tiên trước mắt của Ukraine nên là vận động hành lang phản đối động thái này.
“Ukraine phải thuyết phục riêng Mỹ về sự thiếu sáng suốt của động thái như vậy”, ông nói.
"Nhóm của Trump nên hiểu rằng không có chính trị gia nghiêm túc nào của Ukraine chấp nhận một bước đi như vậy, và bất kỳ đề xuất nào nhằm thỏa mãn tham vọng của Nga sẽ chỉ củng cố xã hội Ukraine xung quanh Volodymyr Zelensky - chứ không làm suy yếu nó."
Quan điểm của Magda cũng được chia sẻ bởi Ian Garner, phó giáo sư tại Viện Pilecki của Ba Lan, người cho biết nếu ông “ở trong phòng với Zelensky ngay lúc này”, ông sẽ nói Ukraine phải “nỗ lực hết sức để tiếp tục đưa người Mỹ trở lại”.
“Nhưng chúng ta phải lên kế hoạch với giả định Mỹ sẽ không chỉ ngừng can thiệp vào cuộc xung đột mà còn có thể thực sự, dù cố ý hay không, thúc đẩy các mục tiêu của Nga”, ông nói thêm.
Thuyết phục không thành công
Những lời lẽ từ Nhà Trắng cho thấy chính quyền Mỹ sẽ không kiên nhẫn với bất kỳ điều gì khác biệt so với kế hoạch mà họ đã đưa ra.
Phó Tổng thống Mỹ JD Vance cho biết Mỹ đã đưa ra một “đề xuất rất rõ ràng” cho Nga và Ukraine về một thỏa thuận hòa bình, đồng thời nhắc lại cảnh báo Washington có thể từ bỏ nỗ lực hòa bình nếu các bên không đạt được tiến triển.
Phát biểu với các nhà báo trong chuyến thăm Ấn Độ, ông Vance cho biết Washington đã đưa ra “một đề xuất rất rõ ràng” cho Nga và Ukraine, đồng thời nói thêm đã đến lúc Kiev và Moscow “phải nói đồng ý hoặc Mỹ phải rời khỏi tiến trình này”.
Tuần trước, Donald Trump đã nói thẳng thừng hơn. Ông nói: “Nếu vì lý do nào đó một trong hai bên gây khó khăn, chúng tôi chỉ nói: các người thật ngu ngốc, các người thật ngốc nghếch, các người thật tệ hại và chúng tôi sẽ bỏ qua”.
Tất cả những điều này đều có nguy cơ mang lại lợi ích cho Điện Kremlin, khi cả Moscow và Washington đều có thể chỉ ra việc Ukraine từ chối chấp nhận đề xuất này là điểm bất đồng chính trong các cuộc đàm phán.
“Đây sẽ được coi là hành động khiêu khích để Mỹ rút khỏi các cuộc đàm phán và đổ lỗi cho nạn nhân của hành động xâm lược”, Oleksandr Merezhko, nhà lập pháp và Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Ukraine cho biết.
Sự rút lui của Mỹ
Với việc Ukraine bị đổ lỗi là nguyên nhân của sự đổ vỡ trong các cuộc đàm phán hòa bình, Mỹ hoàn toàn có thể thực hiện lời đe dọa rút quân, trao cho Nga thứ mà họ mong muốn ngay từ khi các cuộc đàm phán bắt đầu, toàn quyền tiến hành chiến tranh.
“Thật không may, nhóm của Trump không chỉ thiếu một kế hoạch rõ ràng và đầy đủ để chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine mà còn không hiểu được nhu cầu của Ukraine”, nhà phân tích chính Yevhen Magda nói.
Khi nguồn cung cấp viện trợ quân sự chính không còn nữa, khả năng chống trả của Ukraine sẽ phần lớn phụ thuộc vào châu Âu, một viễn cảnh thực tế hơn nhiều so với vài tháng trước, nhưng vẫn khó có thể lấp đầy khoảng trống mà Washington để lại.
Châu Âu chỉ thảo luận về việc gửi quân tới Ukraine trong bối cảnh lực lượng gìn giữ hòa bình để hỗ trợ một thỏa thuận hòa bình. Trong khi đang có những động thái nhằm tăng cường chi tiêu và sản xuất quốc phòng, sẽ phải mất nhiều tháng nếu không muốn nói là nhiều năm nữa châu Âu mới có thể cung cấp số lượng vũ khí mà Ukraine cần.
Ian Garner, phó giáo sư tại Viện Pilecki của Ba Lan cho biết: “Ukraine phải dựa vào chính mình và khả năng tự xoay xở của mình”.
Đầu năm nay, Tổng thống Zelensky cho biết Ukraine đang tự sản xuất 30% lượng vũ khí mà nước này cần và đã ổn định được tiền tuyến ở phía đông trước quân đội Nga.
Ian Garner tin “hoàn toàn có thể và khá hợp lý” khi Ukraine “giữ vững thế phòng thủ”, nhưng nói thêm “điều đó sẽ không dễ dàng”. “Nó sẽ đòi hỏi những sự hy sinh lớn liên tục về mặt sinh mạng và tiền bạc”, ông nói.
Trong khi đó, ông cho biết Ukraine nên “tiếp tục tự bảo vệ mình, tiếp tục châu Âu hóa, tiếp tục dân chủ hóa và tiến xa hơn nữa tới các đồng minh ở châu Âu”.
TD
{name} - {time}
-
2025-04-24 16:36:00
Tổng thống Ba Lan: Ukraine sẽ phải nhượng bộ
-
2025-04-24 15:30:00
Tướng Pháp dự đoán Nga hoàn thành chiến dịch quân sự tại Ukraine vào Giáng sinh
-
2025-04-24 15:15:00
Nga cảnh báo việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine có thể dẫn đến Thế chiến III
Nga cảnh báo NATO về việc mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự
Moscow có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị phương Tây tấn công
Số người bị thương trong động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên 236 người
Nga không kích Ukraine xuyên đêm
Hàng chục nghìn người đổ về Vatican tiễn biệt Giáo hoàng Francis
Mỹ tuyên bố Nga đã đồng ý một thỏa thuận chấm dứt xung đột ở Ukraine
Mỹ từ chối đối xử đặc biệt với Nhật Bản về thuế quan