(Baothanhhoa.vn) - Với phạm vi ảnh hưởng quan trọng trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của đất nước khi thực hiện quản lý Nhà nước ở 9 lĩnh vực bao gồm: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, đo đạc và bản đồ, quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo và viễn thám, ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) đang nỗ lực thực hiện chuyển đổi số nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Với phạm vi ảnh hưởng quan trọng trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của đất nước khi thực hiện quản lý Nhà nước ở 9 lĩnh vực bao gồm: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, đo đạc và bản đồ, quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo và viễn thám, ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) đang nỗ lực thực hiện chuyển đổi số nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực tài nguyên và môi trườngCán bộ, công chức Sở Tài nguyên và Môi trường sử dụng phần mềm quản lý dữ liệu quan trắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Chủ động, linh hoạt đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong chuyển đổi số, hiện nay 100% thủ tục hành chính (TTHC) của ngành TN&MT được thực hiện trên môi trường điện tử. Đặc biệt, 100% các phòng, đơn vị trực thuộc đã thực hiện việc trao đổi và xử lý văn bản, hồ sơ liên thông trên môi trường mạng giữa các cơ quan khối Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cả 3 cấp trên nền tảng tích hợp dữ liệu của tỉnh (trục LGSP) kết nối liên thông với trục quốc gia (NDXP) với tỷ lệ ký số cá nhân đạt 98,72%, tỷ lệ ký số cơ quan đạt 99,07% (trừ văn bản mật); 100% TTHC liên quan đến ngành TN&MT được rà soát, đánh giá và thực hiện các phương án đơn giản hóa TTHC theo kế hoạch của Chính phủ, bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh Thanh Hóa; nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công và dịch vụ công đảm bảo thông thoáng, minh bạch, bình đẳng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức và cá nhân khi tiếp cận việc giải quyết TTHC; duy trì tỷ lệ giải quyết đúng hạn từ 98% trở lên; 100% hồ sơ TTHC đủ điều kiện được giải quyết trực tuyến và được số hóa kết quả giải quyết; mức độ hài lòng của tổ chức, người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đạt tối thiểu 95%.

Cùng với đó, nhiều cơ sở dữ liệu (CSDL) về TN&MT được ngành thực hiện trên môi trường điện tử đã đem lại hiệu quả cao, như: Hệ thống thông tin và CSDL TN&MT tỉnh Thanh Hóa; Bộ chỉ thị môi trường tỉnh Thanh Hóa... Đề xuất UBND tỉnh chủ trương xây dựng các hệ thống: Hệ thống quản lý, theo dõi thông tin về các dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Hệ thống giám sát, khai thác, sử dụng tài nguyên nước tỉnh Thanh Hóa... nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về TN&MT trên địa bàn tỉnh, góp phần làm thay đổi cách điều hành công việc hành chính theo phương pháp hiện đại, hỗ trợ ra quyết định cho cấp lãnh đạo, phát hiện và làm chuẩn hóa kết quả giải quyết công việc của cán bộ cấp dưới, tăng cường tư duy và năng lực cán bộ, nâng cao trình độ cán bộ, tăng năng suất lao động.

Thực hiện nhiệm vụ thu thập dữ liệu về TN&MT phục vụ công tác quản lý, liên thông và chia sẻ dữ liệu ngành, Sở TN&MT đã chỉ đạo Trung tâm Dữ liệu thông tin TN&MT tổ chức thực hiện việc số hóa, chuẩn hóa CSDL chuyên ngành. Đến nay, toàn ngành đã có hơn 11.000 hồ sơ đất đai; hơn 2.300 hồ sơ môi trường; hơn 2.200 hồ sơ khoáng sản; gần 3.000 hồ sơ về thanh tra... Từ năm 2020 đến nay, đã cập nhật và số hóa: 4.368 hồ sơ vào phần mềm Quản lý, cập nhật và khai thác trực tuyến Sở TN&MT (kho Online). Việc vận hành, quản trị hệ thống quan trắc môi trường tự động liên tục tại trung tâm điều hành bao gồm: 105 trạm quan trắc tự động (trong đó có 3 trạm quan trắc môi trường do Nhà nước đầu tư; 24 trạm quan trắc tự động nước thải; 64 trạm quan trắc khí thải; 14 trạm khai thác nước ngầm của 28 doanh nghiệp). Cung cấp IP, hướng dẫn các doanh nghiệp kết nối, truyền số liệu quan trắc môi trường về Trung tâm điều hành... Toàn tỉnh đã quản trị, vận hành CSDL tài nguyên nước, tài nguyên biển, đa dạng sinh học, hệ thống quan trắc môi trường, hệ thống CSDL địa chính của 3 huyện (Triệu Sơn, Yên Định, Hà Trung).

Bên cạnh đó, công tác đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và an toàn thông tin cũng được ngành chú trọng. Hệ thống mạng LAN của sở hoạt động ổn định. 100% máy tính trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc sở kết nối với hệ thống mạng, hệ thống mạng dùng chung của UBND tỉnh và được cài đặt phần mềm diệt virus Bkav Endpoint với 59 key phần mềm. Hạ tầng CNTT cơ bản được đảm bảo, đường truyền mạng cáp quang tốc độ cao, hệ thống wifi phủ khắp cơ quan, máy tính để bàn, laptop, đảm bảo nhu cầu làm việc, hệ thống an toàn an ninh thông tin của sở được đảm bảo, phòng chống được sự tấn công từ bên ngoài...

Xác định dữ liệu là hạ tầng quan trọng, cốt yếu, cần hoàn thiện cho chuyển đổi số ngành TN&MT, do đó các nhiệm vụ được đặt ra trong Chương trình chuyển đổi số ngành TN&MT gồm: Xây dựng, hoàn thiện các CSDL chuyên ngành về TN&MT trên cơ sở kiến trúc, quy chuẩn đồng bộ thống nhất, tạo lập dữ liệu mở và được cung cấp, chia sẻ sử dụng rộng rãi, thuận lợi luôn phải đặt lên hàng đầu. Cùng với đó, ưu tiên nguồn lực, lựa chọn đơn vị có đủ năng lực tập trung triển khai Đề án xây dựng CSDL đất đai tỉnh Thanh Hóa, hệ thống quản lý, theo dõi thông tin về các dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa...

Về nhiệm vụ đề ra trong thời gian tới, ngành TN&MT sẽ tập trung xây dựng hệ thống dữ liệu lớn về lĩnh vực TN&MT. Trong đó trọng tâm là, Sở TN&MT sẽ tham mưu, báo cáo đề xuất phương án để tiến hành xây dựng CSDL đất đai đảm bảo theo lộ trình của Quyết định 69/QĐ-UBND ngày 4/1/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Phê duyệt Đề án Xây dựng CSDL đất đai tỉnh Thanh Hóa; Đáp ứng mục tiêu đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện CSDL đất đai toàn tỉnh đồng thời duy trì cập nhật thường xuyên liên tục theo đúng thực tế trên địa bàn về quản lý hồ sơ địa chính, cập nhật chỉnh lý biến động, đảm bảo CSDL đất đai luôn được cập nhật và vận hành theo thực tế, tránh lãng phí, chồng chéo trong công tác đầu tư xây dựng CSDL và hệ thống thông tin đất đai mà vẫn đảm bảo tính đúng, đủ theo quy định trách nhiệm đối với công tác quản lý đất đai tại địa bàn; triển khai thực hiện việc thu thập dữ liệu về TN&MT; số hoá, chuẩn hoá dữ liệu đưa vào CSDL quản lý, lưu trữ và khai thác hồ sơ điện tử tại Sở TN&MT; thực hiện nhiệm vụ xây dựng các hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước tỉnh Thanh Hóa, hệ thống quản lý, theo dõi thông tin về các dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, dự án đầu tư mở rộng tăng cường năng lực các trạm quan trắc môi trường tự động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến; triển khai, đưa vào sử dụng nền tảng hỗ trợ quản lý bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng CNTT ngành TN&MT; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng số, kỹ năng sử dụng các nền tảng số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động...

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]