(Baothanhhoa.vn) - Ngày 23-4, UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 4 -2020 Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp. Tham dự hội nghị có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Ủy viên UBND tỉnh, đại diện Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành cấp tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

UBND tỉnh Thanh Hóa họp phiên thường kỳ tháng 4: Thực hiện mục tiêu kép trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 23-4, UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 4 -2020 Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp. Tham dự hội nghị có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Ủy viên UBND tỉnh, đại diện Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành cấp tỉnh.

UBND tỉnh Thanh Hóa họp phiên thường kỳ tháng 4: Thực hiện mục tiêu kép trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm

Trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm, dịch bệnh COVID-19 đã tác động toàn diện đến kinh tế toàn cầu và trong nước. Trong tỉnh, tình hình dịch bệnh đã ảnh hưởng nhất định đến tâm lý, đời sống người dân, gây khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, với sự chung sức, đồng lòng của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được kiểm soát tốt, quốc phòng - an ninh được giữ vững, an sinh xã hội được bảo đảm.

UBND tỉnh Thanh Hóa họp phiên thường kỳ tháng 4: Thực hiện mục tiêu kép trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội

Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp phát biểu tại phiên họp

Tuy nhiên từ tháng 4 trở đi, những khó khăn, tác động của dịch COVID-19 đối với các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội đã bộc lộ rõ nét. Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội chịu ảnh hưởng trực tiếp, giảm mạnh so với cùng kỳ như: Giá trị sản xuất công nghiệp giảm 10,5%; xuất khẩu giảm 49,4%; tình trạng hủy tour, hủy dịch vụ đã đặt tại các công ty lữ hành lên tới 95-100%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giảm 38,4%; doanh thu vận tải giảm 50,1%; nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô, làm gia tăng thất nghiệp, gây mất việc làm ngắn hạn. Hoạt động đối ngoại, xúc tiến thương mại và phát triển doanh nghiệp tiếp tục được quan tâm. Song do tình hình dịch bệnh nên đã hạn chế việc các đoàn làm việc tới tìm hiểu, xúc tiến và triển khai các dự án.

UBND tỉnh Thanh Hóa họp phiên thường kỳ tháng 4: Thực hiện mục tiêu kép trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội

Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo phát biểu tại phiên họp.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung phân tích những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các biện pháp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đồng thời bảo đảm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Cụ thể, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện nay vẫn còn sản lượng lớn tinh bột sắn, ớt đang gặp khó khăn do chậm xuất khẩu, phải trữ đông, gửi lưu kho, bãi. Giám đốc Sở Công thương đánh giá, trong tháng 4, các chỉ số của ngành Công thương đều gặp khó khăn. Nhiều sản phẩm có đóng góp cho lớn GRDP giảm. Ngành may mặc bị hủy, giãn đơn hàng, ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu của ngành. Giám đốc Sở Tài chính nhận định, tình hình thu ngân sách từ nay đến cuối năm sẽ gặp khó khăn. Tổng thu ngân sách dự ước giảm khoảng 1.850 tỷ. Bên cạnh đó, ngân sách đang cần cân đối hơn 2.000 tỷ để chi trả hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Do vậy, để bảo đảm cân đối nguồn thu - chi của địa phương trong năm, đề nghị sẽ cắt giảm một số lĩnh vực chi thường xuyên của các ngành để bảo đảm hỗ trợ an sinh xã hội. Đồng thời, sẽ tập trung thu nợ đọng nguồn thu từ thuế sử dụng đất.

UBND tỉnh Thanh Hóa họp phiên thường kỳ tháng 4: Thực hiện mục tiêu kép trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội

Giám đốc Sở Y tế phát biểu tại phiên họp.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nhận định, dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến ngành giáo dục. Tuy nhiên, ngành đã cố gắng chỉ đạo, bảo đảm chất lượng dạy và học bằng nhiều phương pháp như học trên truyền hình, học trực tuyến... Sau khi tỉnh có quyết định các cấp THCS trở lên được trở lại trường học từ 21-4, các trường học đã chuẩn bị sẵn sàng công tác phòng dịch để đón học sinh. Tuy nhiên, về công tác bảo đảm an toàn giãn cách thì chỉ áp dụng được với một số trường học có đủ điều kiện về cơ sở vật chất. Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị vẫn tổ chức việc học qua truyền hình cho lớp 9 và 12 để ôn tập kì thi cuối cấp.

UBND tỉnh Thanh Hóa họp phiên thường kỳ tháng 4: Thực hiện mục tiêu kép trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền phát biểu tại phiên họp.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Trong tháng 4, cùng với cả nước, tỉnh ta thực hiện cách ly và giãn cách xã hội để thực hiện phòng chống dịch COVID-19. Mặc dù ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động dịch vụ, vận tải và đời sống nhân dân, nhưng công tác phòng chống dịch đã đạt được những kết quả tốt.

UBND tỉnh Thanh Hóa họp phiên thường kỳ tháng 4: Thực hiện mục tiêu kép trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm phát biểu tại phiên họp.

Hiện nay, dịch bệnh trên địa bàn cơ bản được kiểm soát tốt, tuy nhiên Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân xác định tinh thần “sống chung cùng dịch”, không chủ quan, lơ là, tiếp tục quyết liệt trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Cùng với đó, các cấp, các ngành tiếp tục tập trung lãnh, chỉ đạo phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng. Đồng chí đề nghị, ngành Nông nghiệp luôn được xác định là điểm tựa của kinh tế và đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực, do đó trong bối cảnh này, phải tập trung quyết liệt chỉ đạo phát triển nông nghiệp, chú ý công tác phòng dịch bệnh cho vụ xuân hè, tập trung cao thực hiện tốt công tác phòng dịch bệnh, hỗ trợ ngư dân nuôi trồng thủy sản. Về sản xuất công nghiệp, tập trung hỗ trợ cho các ngành công nghiệp đóng góp lớn về giá trị sản xuất và ngân sách như: Lọc hóa dầu, xi măng, nhiệt điện. Với các doanh nghiệp may mặc, giầy da, ngành Công thương cần tiếp tục bám sát, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng thị trường để duy trì sản xuất, ổn định việc làm cho người lao động. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị tăng cường hỗ trợ các ngành dịch vụ. Từ ngày 25-4 các điểm du lịch sẽ tổ chức đón khách du lịch nội tỉnh. Tỉnh sẽ xem xét tình hình, cân nhắc việc tổ chức hoạt động du lịch đối với khách ngoại tỉnh trước ngày 30-4.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 dự báo vẫn còn diễn biến phức tạp, thực hiện nhiệm vụ “kép” vừa phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành vừa huy động tối đa mọi nguồn lực phục vụ công tác bảo đảm sức khỏe, an sinh xã hội cho nhân dân, vừa kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư công. Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức hội nghị bàn giải pháp về công tác giải phóng mặt bằng. Các dự án trọng điểm sẽ tổ chức giao ban thường kỳ để kịp thời gỡ khó, bàn giao mặt bằng cho các chủ đầu tư triển khai. Sở Tài chính tổ chức Hội nghị tăng cường công tác thu trong tuần tới, tham mưu cho UBND tỉnh cơ cấu lại, tiết kiệm các khoản chi thường xuyên để dành nguồn kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ an sinh. Giao Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị chuyên đề về đấu giá trong tuần tới.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành nhanh chóng rà soát lại tiến độ các dự án của ngành và báo cáo UBND tỉnh trước ngày 25-4 để kịp thời báo cáo HĐND tỉnh. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn chuẩn bị tốt các điều kiện về ký ghi nhớ, thủ tục chủ trương chấp thuận đối với các dự án trọng điểm, cố gắng trong tháng 6-2020 tổ chức được hội nghị xúc tiến đầu tư.

Về các nhiệm vụ văn hóa, xã hội, yêu cầu các đồng chí là thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch phân công bố trí cán bộ đi kiểm tra công tác chống dịch tại các đơn vị. Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường việc kiểm tra công tác phòng dịch tại nhà trường khi các cấp đi học trở lại. Tiếp tục nghiên cứu, bố trí hợp lý về thời gian hình thức học trực tuyến trên truyền hình. Tích cực chuẩn bị điều kiện kỳ thi THPT. Đồng thời, phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính nghiên cứu Nghị quyết 42 về chính sách hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, đề xuất UBND tỉnh những nội dung cần thiết. Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc chi trả hỗ trợ cho người dân, người lao động, chú ý triển khai công tác hỗ trợ khẩn trương, chặt chẽ về pháp lý và không phát sinh tiêu cực.

Đồng chí lưu ý, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tiếp tục hướng dẫn, thực hiện công tác cách ly; Công an tỉnh chỉ đạo công an cấp huyện, xã tiếp tục hỗ trợ tốt công tác phòng chống dịch tại thôn, bản, xã và giám sát, kiểm tra thực hiện các biện pháp phòng dịch theo quy định.

Về tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, UBND tỉnh đã ban hành Quy định trình tự xử lý văn bản trên môi trường mạng. Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tại cấp tỉnh, từ ngày 22-4 đến 22-5, cán bộ, công chức giải quyết công việc phải thực hiện song song trên cả bản giấy và thí điểm trên môi trường mạng. Từ sau ngày 22-5, việc giải quyết công việc tại cấp tỉnh chỉ thực hiện trình, ký văn bản trên môi trường mạng. Sau ngày 22-5 sẽ triển khai xuống cấp huyện, thị, thành phố và xã, phường.

Buổi chiều cùng ngày, phiên họp đã nghe, thảo luận về Phương án xử lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn 2050 do Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng. Theo quyết định số 3407/QĐ-UBND ngày 8-9-2016 của UBND tỉnh, trên địa bàn tỉnh được quy hoạch 5 khu xử lý trọng điểm và 75 khu xử lý tập trung tại các địa phương. Đến nay, toàn tỉnh có 42 khu xử lý chất thải rắn đang hoạt động, gồm 26 lò đốt và 16 khu chôn lấp. Trong đó, có 25 khu xử lý phù hợp với quy hoạch. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, một số nội dung quy hoạch không còn phù hợp. Có địa phương được quy hoạch nhiều vị trí trong một huyện, quy mô nhỏ, chưa phù hợp với đối tượng được hưởng cơ chế hỗ trợ. Một số địa phương, người dân không đồng ý xây dựng nhà máy do lo ngại ô nhiễm môi trường. Theo định hướng phân vùng khu xử lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, đề xuất xây dựng 3 khu xử lý chất thải rắn tại xã Đông Nam (Đông Sơn); phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn); xã Trường Lâm (Tĩnh Gia) và 23 khu xử lý chất thải rắn tại các huyện. Về tầm nhìn đến năm 2050, sẽ tăng cường hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn, khuyến khích sản xuất xanh, giảm thiểu chất thải rắn phát sinh, tối đa hóa tái chế. Chất thải rắn sẽ được vận chuyển về các khu xử lý tập trung, sử dụng các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Chấm dứt hoạt động đối với các lò đốt có công suất dưới 50 tấn/ngày và đóng cửa hoàn toàn các bãi chôn lấp tạm thời tại các huyện, xã.

UBND tỉnh Thanh Hóa họp phiên thường kỳ tháng 4: Thực hiện mục tiêu kép trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận hội nghị

Kết luận nội dung này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng nhận định, việc xây dựng phương án xử lý chất thải là rất cần thiết. Mặc dù trước đó, tỉnh đã ban hành chính sách về hỗ trợ đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn, nhưng chưa thu hút được nhà đầu tư có quy mô và công nghệ phù hợp. Hiện nay, chủ trương của tỉnh là xây dựng được phương án, mô hình, hình thức hỗ trợ phù hợp để thu hút được nhà đầu tư với công nghệ xử lý tiên tiến. Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất bố trí 3 khu xử lý rác thải tập trung và 23 khu xử ký rác thải tại các số huyện, thị xã, thành phố như phương án xây dựng. Theo đó, khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Khu liên hợp xử lý rác thải tại xã Đông Nam (Đông Sơn) thực hiện điều chỉnh lại chủ trương đầu tư theo phương án chỉ thu gom chất thải tại địa phương nhà máy.

Phiên họp nghị thường kỳ tháng 4 cũng đã thảo luận, thông qua việc ban hành Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về công tác tổ chức bộ máy biên chế và cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh; nghe, cho ý kiến và yêu cầu Sở Nội vụ bổ sung, hoàn thiện báo cáo đánh giá tình hình thực hiện khâu đột phá về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh giai đoạn 2016-2020, dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện đột phá về cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025, tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút đầu tư.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]