(Baothanhhoa.vn) - Nhà máy Điện Thanh Hóa (tiền thân của Công ty Điện lực Thanh Hóa) được Bộ Thủy lợi - Điện lực ra quyết định thành lập ngày 6-4-1961 trên cơ sở thống nhất 4 cơ sở phát điện trong tỉnh, gồm: Nhiệt điện Lô Cô - Hàm Rồng, Thủy điện Bàn Thạch, Nhiệt điện Cổ Định và Nhiệt điện Hàm Rồng, có tổng công suất 6.060kW. Trong đó, Nhà máy Nhiệt điện Hàm Rồng có công suất 3.000kW là một trong những công trình xây dựng cơ bản về công nghiệp lớn nhất tỉnh Thanh Hóa thời kỳ xây dựng CNXH và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960 –1965).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tự hào truyền thống Nhà máy Nhiệt điện Hàm Rồng

Nhà máy Điện Thanh Hóa (tiền thân của Công ty Điện lực Thanh Hóa) được Bộ Thủy lợi - Điện lực ra quyết định thành lập ngày 6-4-1961 trên cơ sở thống nhất 4 cơ sở phát điện trong tỉnh, gồm: Nhiệt điện Lô Cô - Hàm Rồng, Thủy điện Bàn Thạch, Nhiệt điện Cổ Định và Nhiệt điện Hàm Rồng, có tổng công suất 6.060kW. Trong đó, Nhà máy Nhiệt điện Hàm Rồng có công suất 3.000kW là một trong những công trình xây dựng cơ bản về công nghiệp lớn nhất tỉnh Thanh Hóa thời kỳ xây dựng CNXH và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960 –1965).

Tự hào truyền thống Nhà máy Nhiệt điện Hàm Rồng

Cán bộ trung tâm điều khiển xa trong ca trực điện.

Nhà máy Nhiệt điện Hàm Rồng được khởi công xây dựng vào cuối năm 1959 trên diện tích 6 ha ở phía Nam cầu Hàm Rồng, thuộc xã Đông Cương, huyện Đông Sơn (nay là TP Thanh Hóa) và được khánh thành ngày 4-4-1964, với tên gọi “Nhà máy điện mùng 4 tháng 4”. Nhà máy đi vào hoạt động đánh dấu sự phát triển của ngành điện xứ Thanh, tạo cho Thanh Hóa một nguồn điện lớn, đa dạng, mạng lưới điện được mở rộng phục vụ cấp điện cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp trong tỉnh, chiếu sáng cho thị xã Thanh Hóa và một số huyện: Nông Cống, Triệu Sơn, Yên Định, Thọ Xuân, Đông Sơn.

Ngày mùng 3, 4-4-1965, không quân Mỹ ồ ạt đánh phá cầu Hàm Rồng và các cơ sở sản xuất công nghiệp trọng điểm của tỉnh ở khu vực Hàm Rồng, trong đó có Nhà máy Nhiệt điện Hàm Rồng. Tiếp đó, chúng liên tục đánh phá các cơ sở điện khác, như: Nhiệt điện Cổ Định, Thủy điện Bàn Thạch. Với quyết tâm bảo vệ dòng điện liên tục, Điện lực Thanh Hóa đã thực hiện: Địch đánh phá đến đâu, khắc phục sửa chữa đến đó, vừa làm vừa sáng tạo. Những khẩu hiệu: “Trái tim người thợ điện còn đập thì dòng điện không bao giờ tắt”, “Địch đánh - ta phục hồi, địch lại đánh - ta lại phục hồi” là ý chí và mệnh lệnh chiến đấu của những người thợ điện. Năm 1965, mặc dù giặc Mỹ đã trút 7.780 quả bom các loại, 66 thùng bom bi, 36 quả bom Napan, 306 phát tên lửa, 1.456 quả rốc-két, 182 quả đạn cực nhanh từ các chiến hạm ngoài biển Đông bắn vào, chưa kể các loại đạn 20 ly, 12,7 ly, nhưng ánh sáng điện vẫn tràn ngập đường phố, các cơ sở, nhà dân, cửa hàng mậu dịch của thị xã Thanh Hóa. Ánh sáng đó là biểu tượng của lòng dũng cảm và ý chí kiên cường của cán bộ, công nhân viên Nhà máy Điện Thanh Hóa trong công cuộc kháng chiến của dân tộc. Trong giai đoạn hào hùng đó, ngành điện Thanh Hóa đã có 214 công nhân tham gia nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc, trong đó có 9 người đã anh dũng hy sinh. Có hai người được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động là đồng chí Đỗ Chanh, phó giám đốc nhà máy và công nhân bậc 7/7 Lê Kim Hồng. Tháng 12-1966, tại Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Nhà máy Nhiệt điện Hàm Rồng được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng.

Năm 1971, mạng lưới điện Thanh Hóa được nối với điện lưới toàn miền Bắc. Thanh Hóa xây dựng thêm 5 cụm điện đi-ê-den có tổng công suất hơn 2.000 kW, phục hồi nhà máy điện trung tâm 3.000 kW nên sản lượng điện tăng dần từ 8.292.041 kWh năm 1965 lên 25.193.807 kWh năm 1975. Năm 2010 đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ về mô hình hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị trực thuộc. Cùng với 4 tổng công ty quản lý và phân phối điện là: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, miền Trung và miền Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) được thành lập. Tháng 1-2014 là một dấu mốc có ý nghĩa to lớn đối với ngành điện Thanh Hóa, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã đưa điện đến xã Mường Lý (Mường Lát) - xã cuối cùng trong tỉnh có điện lưới quốc gia (đạt 585/585 xã), sớm hơn 2 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra. Tính đến tháng 3-2020, Công ty Điện lực Thanh Hóa đang quản lý bán điện trực tiếp cho 557.398 khách hàng tại 27 huyện, thị xã, thành phố. Đó là thành quả, cũng là sự cố gắng vượt bậc của ngành điện trong việc đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và thực hiện công bằng xã hội.

Luôn nỗ lực chiến đấu trong thời chiến, hăng say sản xuất trong thời bình, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, như: Huân chương Chiến công hạng Ba cho tự vệ Nhà máy Điện Hàm Rồng (1965); Huân chương Quân công hạng Ba (1967); Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất (1968, 1996, 2019)...

Bài và ảnh: Phan Nga


Bài Và Ảnh: Phan Nga

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]