(Baothanhhoa.vn) - Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và 90 năm truyền thống Đảng bộ, thành tựu trong những năm đổi mới, thời gian tới, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân huyện Thiệu Hóa nguyện đoàn kết, phát huy truyền thống cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, đưa Thiệu Hóa phát triển nhanh và bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đưa Thiệu Hóa phát triển nhanh và bền vững

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và 90 năm truyền thống Đảng bộ, thành tựu trong những năm đổi mới, thời gian tới, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân huyện Thiệu Hóa nguyện đoàn kết, phát huy truyền thống cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, đưa Thiệu Hóa phát triển nhanh và bền vững.

Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đưa Thiệu Hóa phát triển nhanh và bền vững

Khu Di tích lịch sử cách mạng nhà thờ họ Vương – nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở huyện Thiệu Hóa.

Trong suốt tiến trình lịch sử, các thế hệ người Thiệu Hóa đã quần tụ trên dải đất ôm trọn đôi bờ hạ lưu sông Chu về đến nơi hợp lưu với sông Mã; chung sức, đồng lòng, lao động cần cù, sáng tạo, dũng cảm đấu tranh với thiên nhiên, giặc dã để xây dựng Thiệu Hóa trù phú, tươi đẹp và yêu dấu như hôm nay. Trải qua bao thời gian từ đời này sang đời khác, con người sinh tụ nơi đây đã xây đắp nên truyền thống lịch sử, văn hóa quý báu, yêu nước và cách mạng. Đồng thời, tiếp tục thi đua lao động sản xuất, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đưa Thiệu Hóa phát triển nhanh và bền vững; không ngừng nâng cao đời sống Nhân dân.

Khi thực dân Pháp xâm lược, với tinh thần yêu nước nồng nàn, trong suốt đêm trường nô lệ, chưa bao giờ người Thiệu Hóa cúi đầu cam chịu sự áp bức của kẻ thù. Khắp nơi trong huyện có các văn thân tụ nghĩa đánh Pháp. Khi giặc Pháp kéo đến, chỉ trong vòng một tháng (từ 25-3-1886 đến 26-4-1886), liên tiếp diễn ra các trận đánh ở núi Là (Thiệu Tiến), núi Vân (Thiệu Vũ), núi Vạc (Thiệu Ngọc), núi Mấu (Thiệu Thành)... khiến địch nhiều phen kinh hồn bạt vía... Đầu thế kỷ XX, trong số 6 vị cách mạng tiền bối của tỉnh Thanh Hóa được đồng chí Lê Hữu Lập tuyển lựa sang Quảng Châu (Trung Quốc) dự lớp huấn luyện về chính trị do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp truyền đạt và kết nạp vào tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, có 2 người con ưu tú của quê hương huyện Thiệu Hóa là Hoàng Khắc Trung và Hoàng Trọng Phựu (Ngô Xá Hạ, Thiệu Minh)... Giữa năm 1926, đồng chí Lê Công Thanh chỉ đạo lập “Hội đọc sách báo cách mạng” ở làng Mao Xá và trên cơ sở đó, đầu năm 1927 Chi hội Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đầu tiên ở huyện Thiệu Hóa được thành lập... Từ đầu năm 1928, cùng với việc tích cực tuyên truyền và phát triển hội viên, công tác vận động xây dựng các tổ chức quần chúng của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên cũng được đẩy mạnh. Hoạt động của Chi hội Việt Nam Cách mạng thanh niên Thiệu Hóa cùng với hoạt động của tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng đã làm cho phong trào cách mạng trên địa bàn huyện phát triển mạnh mẽ.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng nước ta. Tháng 3-1930, đồng chí Lê Công Thanh được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam và được Xứ ủy Bắc Kỳ giao nhiệm vụ chỉ đạo thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Mùa hè năm 1930, đồng chí Lê Công Thanh trực tiếp giao nhiệm vụ cho đồng chí Nguyễn Doãn Chấp (quê xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa) trở về Thanh Hóa liên hệ với các tổ chiến sĩ cách mạng trong tổ chức Thanh niên tiến hành xây dựng Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã liên lạc với số hội viên tổ chức Việt Nam Cách mạng thanh niên ở các huyện Thiệu Hóa, Đông Sơn, Thọ Xuân để lựa chọn, bồi dưỡng, kết nạp đảng viên và tuyên bố thành lập Chi bộ Hàm Hạ (Đông Sơn) ngày 25-6-1930, Chi bộ Thiệu Hóa ngày 10-7-1930, Chi bộ Thọ Xuân ngày 22-7-1930 và trên cơ sở 3 chi bộ đầu tiên, đã quyết định thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa vào ngày 29-7-1930. Để thống nhất phong trào cách mạng của địa phương, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, ngày 20-4-1939, tại làng Yên Lộ, diễn ra Hội nghị đại biểu Đảng bộ phủ Thiệu Hóa, bầu Ban Chấp hành Đảng bộ phủ gồm 3 đồng chí: Hoàng Văn Quế, Ngô Ngọc Toản, Hoàng Văn Đài, do đồng chí Hoàng Văn Quế làm Bí thư. Cuối năm 1939, thực dân Pháp cho lính và tuần sai về đóng tại Bình Ngô, Yên Lộ khủng bố cơ sở đảng và phong trào cách mạng. Đồng chí Lê Huy Toán, Tỉnh ủy viên duy nhất chưa bị bắt, đã liên lạc với đồng chí Trịnh Huy Lãn và một số cán bộ, đảng viên tổ chức quần chúng đấu tranh chống khủng bố và thống nhất thành lập Tỉnh ủy lâm thời, cử đồng chí Lê Huy Toán làm Bí thư.

Sau khi giành được chính quyền về tay Nhân dân, để đáp ứng yêu cầu mới của lịch sử, tháng 12-1945, Đảng bộ huyện Thiệu Hóa được thành lập. Nhân dân Thiệu Hóa một lòng tin theo Đảng, ủng hộ Chính phủ kháng chiến và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện cuộc kháng chiến kiến quốc, tích cực tăng gia sản xuất, diệt “giặc đói”, “giặc dốt”, động viên con em tham gia kháng chiến, ra sức xây dựng và bảo vệ chính quyền non trẻ, góp phần cùng với toàn dân tộc đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng... Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thiệu Hóa là nơi luyện quân, an dưỡng của các đơn vị quân chủ lực và nơi đóng chân của các cơ quan cấp tỉnh. Từ năm 1967 đến năm 1973, Tỉnh ủy làm việc tại xã Thiệu Viên, Ủy ban Hành chính tỉnh làm việc tại xã Thiệu Trung, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm việc tại xã Thiệu Châu. Toàn huyện đã có 18.176 thanh niên lên đường nhập ngũ, 7.500 thanh niên xung phong, 5.160 dân quân hỏa tuyến và hàng vạn người trên trận địa trực chiến.

Sau ngày đất nước thống nhất, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện Thiệu Hóa khẩn trương bắt tay vào công cuộc tái thiết và xây dựng quê hương. Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử và yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng, đầu năm 1997, huyện Thiệu Hóa được thành lập trở lại, quân và dân huyện Thiệu Hóa đã phát huy truyền thống đoàn kết, tính chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, từng bước đạt được những thành tựu quan trọng trong xây dựng và bảo vệ quê hương. Giai đoạn 1997 - 2020, huyện Thiệu Hóa có bước phát triển nhanh và toàn diện. Kinh tế liên tục tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, giai đoạn 1997 - 2000 bình quân tăng 5,8%/năm, 2001 - 2005 bình quân tăng 8%/năm, 2006 - 2010 bình quân tăng 11,6%/năm, 2011 - 2015 bình quân tăng 11,8%/năm. Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 13,72%, tổng giá trị sản xuất năm 2020 ước đạt hơn 10.350 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 42,6 triệu đồng/người/năm; có 22 xã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) (sau sáp nhập 19/24 xã đạt chuẩn NTM). Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, số trường chuẩn quốc gia đạt trên 90%. Sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được quan tâm, đã có 25 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác quốc phòng - an ninh được quan tâm, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng. Từ một chi bộ đảng ban đầu thành lập cách đây 90 năm tại thôn Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến, với 4 đảng viên, đến nay toàn huyện đã có 8.500 đảng viên, sinh hoạt tại 49 tổ chức cơ sở đảng. Ghi nhận những thành tích của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thiệu Hóa đã đạt được, Đảng, Nhà nước đã phong tặng Đảng bộ và Nhân dân huyện nhà danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; 11 xã, thị trấn được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, 1 xã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; 2 Anh hùng Lao động, 7 Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, 264 Mẹ Việt Nam Anh hùng, 241 lão thành cách mạng, 106 cán bộ tiền khởi nghĩa; cùng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý khác.

Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đưa Thiệu Hóa phát triển nhanh và bền vững

Công nhân Công ty TNHH Thiệu Đô (Thiệu Hóa) trong ca sản xuất.

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và 90 năm truyền thống Đảng bộ, thành tựu trong những năm đổi mới, thời gian tới, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân huyện Thiệu Hóa nguyện đoàn kết, phát huy truyền thống cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng; thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Huyện tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đưa Thiệu Hóa phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, ưu tiên tích tụ, tập trung đất đai và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã NTM, phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2020. Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội. Huyện tập trung quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp gắn với tăng cường đầu tư nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả các vùng chuyên canh, vùng chăn nuôi. Hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp xây dựng và triển khai các dự án áp dụng công nghệ hiện đại trong kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản sản phẩm theo Quyết định số 4145/QĐ-UBND ngày 10–10-2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Huyện phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 650 ha đất trồng trọt thực hiện sản xuất ứng dụng công nghệ cao, tập trung vào cây lúa, rau, dưa, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, cây thức ăn chăn nuôi; có từ 20 trang trại trở lên áp dụng công nghệ tự động hóa, bán tự động trong quá trình chăn nuôi quy mô công nghiệp và có từ 60% đàn gia súc, 40% đàn gia cầm được chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao. Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phấn đấu đến năm 2025 có 5 sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Cùng với đó, huyện tiếp tục hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn NTM để bảo đảm sự bền vững và phát triển, phấn đấu đến năm 2025 có 30% xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 8% xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 20% đạt thôn NTM kiểu mẫu. Đồng thời, tập trung quản lý, phát triển thị trấn Thiệu Hóa theo điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung đô thị Hậu Hiền và thành lập thị trấn Hậu Hiền theo quy hoạch được phê duyệt... Cùng với đó, huyện đẩy mạnh thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất các ngành công nghiệp mà huyện có lợi thế, như: đúc đồng, may mặc, giầy da, chế biến vật liệu xây dựng... Tiếp tục du nhập nghề mới, khôi phục các nghề truyền thống, nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển. Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại hệ thống trường lớp hợp lý, hoạt động hiệu quả. Tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy học. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ chăm sóc sức khỏe Nhân dân; thực hiện tốt công tác y tế dự phòng và các chương trình y tế quốc gia.

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện bước vào giai đoạn mới với nhiều thời cơ, thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức. Song, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của tỉnh, phát huy truyền thống quê hương cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, huy động các nguồn lực quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đề ra, phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện khá của tỉnh.

Hoàng Văn Toản

Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thiệu Hóa


Hoàng Văn Toản

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]