(Baothanhhoa.vn) - Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 7, chiều 28-5, Quốc hội thảo luận tại tổ về 2 dự án Luật: Luật Lực lượng dự bị động viên và Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quốc hội thảo luận về 2 dự án Luật: Đại biểu Thanh Hoá đóng góp nhiều ý kiến thiết thực

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 7, chiều 28-5, Quốc hội thảo luận tại tổ về 2 dự án Luật: Luật Lực lượng dự bị động viên và Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Quốc hội thảo luận về 2 dự án Luật: Đại biểu Thanh Hoá đóng góp nhiều ý kiến thiết thực

Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ 4.

Minh bạch trình tự, thủ tục quản lý xuất nhập cảnh

Trước đó, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Quốc hội nghe đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, trình bày tờ trình dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh. Trình bày tờ trình dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết việc xây dựng dự án Luật là cần thiết, bảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi cho công dân nhưng vẫn phải đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Dự thảo Luật có nhiều điểm mới, đó là không đặt vấn đề “nộp hồ sơ” khi đề nghị cấp hộ chiếu mà chỉ quy định điền vào tờ khai theo mẫu hoặc khai qua mạng internet để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu ở trong nước nếu có căn cước công dân có quyền lựa chọn thực hiện thủ tục tại Công an địa phương nơi thuận tiện nhất. Đối với hộ chiếu phổ thông, không đặt vấn đề hộ chiếu còn hạn hay hết hạn, mà quy định người đề nghị cấp hộ chiếu từ lần hai trở đi được lựa chọn nơi tiếp nhận tờ khai. Ngoài ra, dự thảo Luật quy định hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông có 2 loại: gắn chíp điện tử và không gắn chíp điện tử.

Trình bày báo cáo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt cho biết, Ủy ban Quốc phòng và An ninh tán thành việc ban hành Luật. Đồng thời nhấn mạnh, việc ban hành Luật này nhằm quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, minh bạch trình tự, thủ tục quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và các trường hợp hạn chế quyền công dân trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh; khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn thời gian qua.

Thảo luận về dự án Luật này, các ý kiến tán thành với việc cần thiết ban hành luật nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp liên quan đến quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước của công dân; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong việc cấp, quản lý giấy tờ xuất nhập cảnh và kiểm soát xuất nhập cảnh. Tuy nhiên, một trong những vấn đề các đại biểu Quốc hội còn băn khoăn đó là khái niệm “hộ chiếu là tài sản”.

Theo đại biểu Vũ Xuân Hùng (Thanh Hóa) khoản 5 điều 2 dự thảo Luật quy định: Hộ chiếu là giấy chứng nhận nhân thân, quốc tịch do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân để sử dụng ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Trong khi đó khoản 3 điều 6 dự thảo Luật quy định: Hộ chiếu là tài sản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cấp riêng cho từng công dân. Như vậy, nội dung của 2 điều luật không thống nhất.

Quốc hội thảo luận về 2 dự án Luật: Đại biểu Thanh Hoá đóng góp nhiều ý kiến thiết thực

Đại biểu Vũ Xuân Hùng phát biểu tại tổ.

Cũng theo đại biểu Vũ Xuân Hùng, khái niệm hộ chiếu là tài sản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thống nhất với điều 105 của Bộ Luật Dân sự và Bộ luật hình sự về đối tượng tác động của các tội phạm sở hữu. Đại biểu phân tích, nếu quy định hộ chiếu là tài sản thì hành vi chiếm đoạt hộ chiếu có phạm tội xâm phạm sở hữu hay không? Trên thực tiễn xét xử hiện nay chưa xét xử hành vi chiếm đoạt hộ chiếu của người khác về xâm phạm sở hữu. Do vậy, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu lại vấn đề này để bảo đảm tính thống nhất của pháp luật, đại biểu Vũ Xuân Hùng đề nghị.

Đồng quan điểm này, đại biểu Phạm Trí Thức (Thanh Hóa) cho rằng, theo quy định của Bộ luật Dân sự thì tài sản là vật, tiền và giấy tờ có giá và quyền về tài sản. Vậy hộ chiếu có được coi là quyền về tài sản không? Hộ chiếu có định giá được bằng tiền và được phép mua bán không? Trên cơ sở đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần làm rõ nội dung này trong dự thảo luật.

Trong khi đó, đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) đặt vấn đề: Nếu dự thảo Luật quy định hộ chiếu còn thời hạn có giá trị thay thế căn cước công dân, chứng minh nhân dân thì căn cước công dân và chứng minh nhân dân có được coi là tài sản của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hay không? Bởi về nguyên tắc khi đã giao cho công dân thì đó tài sản của công dân là của công dân. Vậy chúng ta quản lý hộ chiếu như thế nào?

Đại biểu Bùi Thanh Tùng cũng nêu thực tế, vừa qua theo quy định của Bộ Ngoại giao, sau khi cán bộ công tác đi nước ngoài vào thì phải nộp hộ chiếu về cho cơ quan ngoại giao bởi đó là tài sản của nhà nước. Khi nào được cử đi công tác thì người đi lại phải làm tờ khai xin rút hộ chiếu. Như vậy, ở một khía cạnh nào đó, chúng ta làm giảm quyền công dân. Thủ tục này đã làm phát sinh một bộ phận để giữ hộ chiếu. Để giảm bớt thủ tục, tạo điều kiện cho công dân, cơ quan soạn thảo nghiên cứu để tránh gây phiền hà cho công dân khi đi công tác nước ngoài, đại biểu Bùi Thanh Tùng đề nghị.

Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu

Trình bày tờ trình dự án Luật lực lượng dự bị động, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch nêu rõ, sau hơn 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, là cơ sở góp phần thiết thực xây dựng lực lượng vũ trang nói chung và lực lượng dự bị động viên nói riêng ngày càng hùng hậu, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, nhiều chủ trương, quan điểm mới của Đảng, quy định mới của Hiến pháp 2013 liên quan đến lực lượng dự bị động viên chưa được thể chế, cụ thể hóa. Một số nội dung của Pháp lệnh chưa thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có quy định liên quan đến lực lượng dự bị động viên như: Luật Quốc phòng, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Dân quân tự vệ; Chính sách đối với quân nhân dự bị quy định trong Pháp lệnh không phù hợp với thực tế mặt bằng thu nhập chung của xã hội, chưa bảo đảm tính công bằng giữa các đối tượng được hưởng trong cùng hoàn cảnh, cùng điều kiện và chưa đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành…Xuất phát từ những vấn đề trên, việc xây dựng Luật lực lượng lực lượng dự bị động viên là hết sức cần thiết.

Trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt cho biết, Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Lực lượng dự bị động viên như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay.

Thảo luận tại tổ về dự án Luật này, các đại biểu cho rằng, việc ban hành luật là cần thiết, nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật, nhất là các luật điều chỉnh quan hệ xã hội trong trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tạo hành lang pháp lý đầy đủ để lực lượng dự bị động viên hoạt động hiệu quả, hiệu lực.

Về đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật (Điều 12), có ý kiến cho rằng, quy định “Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức thực hiện đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật” tại khoản 1 là chưa cụ thể, vì chưa rõ về thẩm quyền cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đăng ký, quản lý; về điều kiện, tiêu chí xác định loại phương tiện kỹ thuật, trong khi theo khoản 3 Điều 3 thì phương tiện kỹ thuật gồm cả phương tiện đường không, phương tiện xây dựng cầu đường, công trình, phương tiện xếp dỡ hàng hóa, thiết bị vật tư y tế.

Liên quan đến thẩm quyền huy động lực lượng dự bị động viên khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ và trong chiến tranh (Điều 27), có ý kiến cho rằng, quy định “Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định huy động từng phương tiện kỹ thuật” tại điểm c khoản 3 là chưa phù hợp với Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản, vì luật không giao thẩm quyền trưng dụng tài sản cho Chủ tịch UBND cấp huyện…

Hà An


Hà An

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]