(Baothanhhoa.vn) - Chiều 14-9, đồng chí Trịnh Đình Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai công tác ứng phó với siêu bão Mangkhut.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội nghị trực tuyến triển khai công tác ứng phó với siêu bão Mangkhut

Chiều 14-9, đồng chí Trịnh Đình Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai công tác ứng phó với siêu bão Mangkhut.

Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Thanh Hóa

Dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Chủ tịch 6 huyện, thành phố ven biển; Giám đốc các đơn vị viễn thông, các công ty khái thác công trình thủy lợi.

Sau khi nghe Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Trung ương, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và các Bộ, ngành, địa phương phát biểu về các giải pháp triển khai ứng phó với siêu bão Mangkhut, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: Đây là cơn bão mạnh, di chuyển tốc độ nhanh; trong và sau bão nguy cơ mưa to, có khả năng gây lũ trên từ Nghệ An trở ra. Đặc biệt, cơn bão này được dự báo đi vào các địa phương đông dân, cơ sở hạ tầng tốt nên cần cần hết sức chú trọng để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cập nhật thường xuyên diễn biến tình hình siêu bão và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Trung ương, các Bộ, ngành liên quan, các lực lượng vũ trang…chủ động xây dựng phương án ứng phó. Trong đó, chú trọng chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị, vật tư để xử lý kịp thời các tình huống xảy ra một cách nhanh nhất. Với vấn đề an toàn trên biển, các Bộ, ngành phối hợp với chính quyền các địa phương bị ảnh hưởng hướng dẫn tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn; bảo đảm an toàn cho người, lồng bè, khách du lịch trên biển.

Trên đất liền, cần đảm bảo an toàn cho người dân, trong đó rà soát lại tất cả các khu vực dễ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở để chủ động sơ tán người dân. Đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng, nhà cửa của người dân; an toàn cho sản xuất nông nghiệp; chủ động phương án bảo đảm an toàn hồ đập, hệ thống đê điều và các phương án ứng phó sự cố tìm kiếm cứu nạn. Các ngành, địa phương chú trọng công tác bảo đảm an toàn các công trình thủy điện, vận hành các hồ chứa. Các cơ quan truyền thông tiếp tục đưa thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời diễn biến cơn bão.

Tại Thanh Hóa, theo rà soát của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 571/610 hồ chứa đầy nước, 39 hồ chứa thấp hơn mực nước thiết kế từ 1m trở lên. Trong số 124 hồ chứa không bảo đảm an toàn, có 30 hồ chứa đang được tập trung triển khai tu bổ, nâng cấp. Các tuyến đê xung yếu cũng đang được khẩn trương khắc phục, sửa chữa. Đến ngày 15-7, toàn tỉnh đã hoàn thành công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy. Toàn tỉnh có 20.027 ha lúa đã chín, trong đó diện tích lúa đã thu hoạch là 4.892 ha. Để chủ động trong phương án đối phó với siêu bão, phương án sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm đã được các địa phương rà soát, hoàn thiện. Theo đó, có 58.410 hộ dân sinh sống tại khu vực mép nước, cửa sông, ven biển; hơn 68.000 hộ dân sinh sống tại khu vực bãi sông; 7.229 hộ sinh sống tại khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét đã được xây dựng kế hoạch sơ tán đến nơi an toàn.

Sau hội nghị trực tuyến của Chính phủ, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai bước đầu phương án ứng phó với siêu bão Mangkhut. Theo đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền đã yêu cầu các địa phương rà soát lại tình hình thiệt hại của đợt lũ lụt vừa qua và công tác khắc phục. Theo dự báo, mặc dù bão Mangkhut không tác động trực tiếp vào địa bàn Thanh Hóa, tuy nhiên nguy cơ xảy ra mưa là khó tránh khỏi. Do đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền yêu cầu các địa phương không chủ quan và sẵn sàng các phương án chủ động ứng phó, trong đó chú trọng phương án di dân khi xảy ra mưa lớn, lũ và sạt lở đất. Sau khi có công điện chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, tỉnh sẽ chỉ đạo ngay xuống các địa phương để triển khai thực hiện các phương án cụ thể.


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]