Chính quyền thủ đô Tokyo dự kiến sẽ nâng mức cảnh báo đối với dịch bệnh COVID-19 lên cấp độ 2 (cấp độ tăng cường cảnh giác), trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 mới đang gia tăng nhanh chóng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thủ đô Tokyo của Nhật Bản có thể nâng mức cảnh báo dịch bệnh

Thủ đô Tokyo của Nhật Bản có thể nâng mức cảnh báo dịch bệnhMột điểm xét nghiệm nhanh COVID-19 tại Naha, Okinawa, Nhật Bản. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Chính quyền thủ đô Tokyo dự kiến sẽ nâng mức cảnh báo đối với dịch bệnh COVID-19 lên cấp độ 2 (cấp độ tăng cường cảnh giác), trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 mới đang gia tăng nhanh chóng.

Trong ngày 12/1, thủ đô Tokyo đã ghi nhận 2.198 ca mắc COVID-19 mới, lần đầu tiên vượt mốc 2.000 ca/ngày kể từ tháng 9/2021, đạt mức trung bình 1.148,7 ca/ngày trong 1 tuần trở lại đây, gấp 8 lần so với mức trung bình của tuần trước đó.

Đáng chú ý, qua kiểm tra sàng lọc ngẫu nhiên đối với 294 trường hợp mắc COVID-19, đã phát hiện 266 ca nhiễm biến thể Omicron, tức là tỷ lệ lên tới 90,5%.

Trước tình hình đó, Hội đồng giám sát Tokyo, nơi tập hợp các chuyên gia phân tích đánh giá tình hình dịch bệnh COVID-19, đã lên kế hoạch kiến nghị chính quyền Tokyo nâng cấp cảnh báo tình trạng lây nhiễm và cảnh báo y tế .

Dự kiến thủ đô của Nhật Bản sẽ nâng mức cảnh báo tình trạng lây nhiễm COVID-19 lên cấp độ 2 (cấp độ tăng cường cảnh giác) trong thang cảnh báo 4 cấp độ với lý do các ca mắc COVID-19 mới tăng liên tục tuần thứ hai liên tiếp.

Bên cạnh đó, cảnh báo y tế cũng sẽ được tăng lên cấp độ 3 nhằm ứng phó với tình trạng số ca nhập viện điều trị vì COVID-19 tăng mạnh.

Dự kiến, chính quyền thủ đô Tokyo sẽ đưa ra quyết định chính thức sau khi thảo luận và thống nhất với các chuyên gia cố vấn y tế hàng đầu của thành phố này trong ngày hôm nay.

Trong một diễn biến khác, chính phủ Nhật Bản đang xem xét rút ngắn thời gian cách ly bắt buộc đối với người tiếp xúc gần với ca nhiễm biến thể Omicron, trong khi các nhân viên y tế có thể vẫn được làm việc bình thường với điều kiện phải được xét nghiệm hàng ngày.

Hiện tại, Nhật Bản đang áp dụng cách ly bắt buộc 14 ngày đối với người tiếp xúc gần với ca mắc biến thể Omicron.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới nhất của Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản (NIID) cho thấy thời gian ủ bệnh của người được xác nhận nhiễm biến thể Omicron tại tỉnh Okinawa chỉ là khoảng 3 ngày.

Do đó, các thành viên thuộc tổ tư vấn của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đang lên kế hoạch đề xuất với chính phủ nước này rút ngắn thời gian cách ly bắt buộc đối với người tiếp xúc gần với ca nhiễm biến thể Omicron từ 14 ngày xuống 10 ngày.

Ngoài ra, một kiến nghị khác của tổ tư vấn là cho phép các nhân viên y tế mặc dù tiếp xúc gần với ca nhiễm biến thể Omicron vẫn được làm việc bình thường với điều kiện phải được xét nghiệm hàng ngày.

Lý do là tại tỉnh Okinawa, tính đến hết ngày 12/1, có tới 180 nhân viên y tế được xác nhận đã nhiễm biến thể Omicron cùng 448 nhân viên khác được xác định là tiếp xúc gần buộc phải cách ly.

Như vậy, không chỉ tỉnh Okinawa mà tại các địa phương khác đang gia tăng nhanh chóng các ca mắc biến thể Omicron, nếu áp dụng quy định này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc vận hành của các cơ sở y tế do thiếu nhân lực trầm trọng./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]