Ngày 28/12, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhắc lại lời kêu gọi các bên liên quan tuân thủ một lệnh ngừng bắn "chắc chắn, toàn diện và lâu dài" tại khu vực miền Đông Ukraine.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Pháp, Đức hối thúc tuân thủ lệnh ngừng bắn toàn diện tại Ukraine

Ngày 28/12, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhắc lại lời kêu gọi các bên liên quan tuân thủ một lệnh ngừng bắn "chắc chắn, toàn diện và lâu dài" tại khu vực miền Đông Ukraine.

Pháp, Đức hối thúc tuân thủ lệnh ngừng bắn toàn diện tại UkraineTổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: kyivpost.com)

Trong một tuyên bố chung, Tổng thống Macron và Thủ tướng Merkel hoan nghênh việc các đại diện Ukraine, Nga và Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) đạt được một thỏa thuận ngừng bắn mới, có hiệu lực từ sáng 29/12.

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh việc bảo đảm một môi trường an toàn sẽ cho phép thực hiện các hoạt động nhân đạo quan trọng, đồng thời kêu gọi các bên thực thi trách nhiệm của mình, đặc biệt trong các vấn đề liên quan tới dân thường trong khu vực.

Tuyên bố viết: "Cách tiếp cận trong dịp lễ Giáng sinh và Năm mới này phải là cơ hội để các bên liên quan trong cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine chú trọng vào nhu cầu của dân thường, những người đã chịu khổ quá lâu như hệ lụy của cuộc xung đột."

"Sự đảm bảo cho một môi trường an toàn và vững chắc cần trợ giúp cho việc thực thi các biện pháp nhân đạo quan trọng. Chúng tôi kêu gọi các bên gánh vác toàn bộ trách nhiệm của mình, đặc biệt liên quan tới dân thường tại khu vực."

Trước đó, ngày 26/12, sắc lệnh tình trạng chiến tranh được Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ban bố hôm 25/11 vừa qua tại một số khu vực biên giới đã chính thức hết hiệu lực.

Hồi đầu tháng này, ông Poroshenko từng nói không có ý định kéo dài sắc lệnh trên, trừ phi có dấu hiệu rõ rệt về một vụ tấn công lớn từ phía Nga.

Ngày 17/12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cam kết Moskva sẽ không phát động cuộc chiến với Kiev, bất chấp các hành động khiêu khích gia tăng từ phía Ukraine.

Quan hệ Nga và Ukraine căng thẳng kể từ năm 2014 khi Moskva sáp nhập trở lại Bán đảo Crimea và tình hình đã bị đẩy lên nấc thang nghiêm trọng mới sau sự cố ở Biển Azov.

Hai nước đã đưa ra những thông báo trái chiều về vụ việc.

Hải quân Ukraine cho rằng Nga đã cho tàu chặn đường qua eo biển Kerch, không để hai tàu chiến loại nhỏ cùng một tàu kéo Ukraine đang từ Biển Đen đi qua eo biển này để vào Biển Azov.

Tuy nhiên, Nga cáo buộc Ukraine không thông báo trước về việc 3 con tàu qua eo biển Kerch, đồng thời cho biết các tàu của Ukraine đã đi lại một cách nguy hiểm và phớt lờ những chỉ dẫn của phía Nga nhằm kích động căng thẳng, buộc Moskva phải dùng tới vũ lực để ngăn chặn các tàu Ukraine xâm phạm bất hợp pháp vùng biển Nga.

Ukraine gọi đây là "hành động có chủ định" của phía Nga, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng đây là một "sự cố biên giới" và việc Tổng thống Ukraine ban bố tình trạng chiến tranh trong 30 ngày là "một phản ứng thái quá".

LP (Theo Reuters)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]