Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã buộc các công ty của Nhật Bản đưa ra hình thức làm việc linh hoạt hơn như làm việc ở nhà hay họp trực tuyến nhằm giảm tiếp xúc giữa người với người, đồng nghĩa với làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhật Bản thích nghi với hình thức làm việc mới trong dịch COVID-19

Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã buộc các công ty của Nhật Bản đưa ra hình thức làm việc linh hoạt hơn như làm việc ở nhà hay họp trực tuyến nhằm giảm tiếp xúc giữa người với người, đồng nghĩa với làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Nhật Bản thích nghi với hình thức làm việc mới trong dịch COVID-19Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: The Japan Times)

Dịch COVID-19 dẫn tới sự thay đổi này diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản trong những năm gần đây đang nỗ lực cải cách hình thức làm việc bởi nước này nổi tiếng là có văn hóa “làm việc quần quật” với giờ làm việc kéo dài suốt từ sáng đến tối. Bên cạnh đó, phụ nữ nhất là ở độ tuổi 30-40 đang tham gia vào thị trường lao động Nhật Bản ngày một nhiều.

Mariko Oya, 37 tuổi, mẹ của hai cậu con trai lên 2 và 4 tuổi nói: “Thoạt đầu, hình thức làm việc linh hoạt này có chút bất tiện, song đối với những người như tôi, vừa làm việc, vừa chăm con, thì làm việc ở nhà là sự lựa chọn tốt”.

Cô Oya đã trở lại làm việc trong mùa Xuân này vào lúc dịch COVID-19 đang bùng phát, sau 1 năm rưỡi nghỉ đẻ con thứ hai. Trước đây, mỗi ngày, cô sẽ mất tổng cộng 2 giờ đồng hồ đi tàu để tới nơi làm việc. Tuy nhiên, hiện nay, cô ít tới văn phòng và làm phần lớn công việc ở nhà theo hình thức trực tuyến. Theo cô, làm việc ở nhà có mặt tích cực của nó. Đó là vừa có thể tham gia vào một dự án lớn song vẫn có thời gian dành cho gia đình, giúp cô cân bằng tinh thần.

Cô Oya làm việc trong nhóm tiếp thị cho thương hiệu “Gogo no Kocha” của hãng đồ uống Kirin Holdings Co., của Nhật Bản. Nhóm này chuyên nghiên cứu thị trường và đề xuất chiến lược để làm tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm của công ty. Làm việc ở nhà đã giúp cô tự do lựa chọn giờ làm việc bởi công ty Kirin đã cho phép giờ làm việc linh hoạt. Như vậy, cô Oya có thể dùng thời gian ăn trưa để làm việc nhà hay chuẩn bị bữa tối trước khi cô hay chồng đến trường mẫu giáo đón con.

Công ty Kirin Holdings Co đã công bố một loạt biện pháp nhằm thúc đẩy hình thức làm việc đa dạng như bãi bỏ hạn chế đối với số ngày làm việc ở nhà được phép và nhân viên có thể nhận 3.000 yen/tháng để trả tiền điện và các chi phí khác nếu họ làm việc đều đặn ở nhà từ 3 ngày trở lên/tuần.

Tuy nhiên, khi làm việc ở nhà, nhân viên cũng phải đối mặt với một số thách thức. Theo cô Oya, đó là cảm giác “bị cô lập hoặc cô đơn” gia tăng và tác động đến hiệu suất.

Theo khảo sát do Công ty Oracle Corp. của Nhật Bản tiến hành mới đây, 15% nhân viên và nhà quản lý - tỉ lệ thấp nhất trong số 11 nước công nghiệp tham gia cuộc khảo sát - cho biết năng suất làm việc đã tăng nhờ làm việc từ xa, trong khi 46% cho rằng năng suất làm việc giảm. Trong khi đó, 34% số người được hỏi cho rằng giờ làm việc của họ giảm và 21% cho rằng giờ làm việc của họ tăng. Cuộc khảo sát này được thực hiện đối với trên 12.000 người, trong đó có cả giám đốc các công ty, ở nhiều nước trên thế giới như Anh, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc và Mỹ.... Riêng tại Nhật Bản có 1.000 người tham gia cuộc khảo sát này.

Theo nhà kinh tế Takuya Hoshino của Viện Nghiên cứu Dai-ichi Life, làm việc ở nhà đã giúp cải thiện cán cân giữa công việc và đời sống và chắc chắn sẽ trở thành giải pháp trong ứng phó với đại dịch nếu dịch bệnh vẫn tiếp tục. Ông cho rằng làm việc ở nhà thích hợp đối với những nhân viên “cổ cồn trắng”, song các công ty nhỏ hơn sẽ khó thích nghi với hình thức làm việc này.

Theo cuộc khảo sát thực hiện tháng 9-10/2020 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Tokyo thực hiện, 53,1% trong số khoảng 1.000 công ty phần lớn ở quy mô nhỏ và vừa, cho biết họ áp dụng hình thức làm việc ở nhà, giảm so với 67,3% trong cuộc khảo sát thực hiện từ tháng 5-6/2020, ngay sau khi Nhật Bản hứng chịu làn sóng dịch bệnh đầu tiên.

Nhà kinh tế Hoshino nhận định nếu các công ty Nhật Bản nghiêm túc về vấn đề cải cách hình thức làm việc, thì các công ty cần đi xa hơn so với hình thức làm việc ở nhà, ví dụ như cho phép nhân viên làm thêm việc phụ. Theo ông, nếu làm như vậy, thị trường lao động ở Nhật Bản sẽ trở nên linh hoạt hơn.

Để những thay đổi như vậy diễn ra ở Nhật Bản sẽ phải cần tới thời gian. Tuy nhiên, danh sách các công ty thích nghi với hình thức làm việc mới đang ngày một kéo dài. Ví dụ như hãng Hitachi Ltd. có kế hoạch lấy làm việc tại nhà là tiêu chuẩn từ tháng 4/2021 và bãi bỏ việc sử dụng con dấu (Hanko) trong các tài liệu nội bộ vào tháng 3/2020. Trong khi đó, hãng Fujitsu Ltd. đang đặt mục tiêu giảm một nửa diện tích văn phòng vào tháng 3/2023 khi ngày càng có nhiều nhân viên của hãng làm việc ở nhà./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]