Thanh Hóa nỗ lực cải thiện dinh dưỡng nâng cao tầm vóc trẻ em
Trong năm 2024, ngành y tế tỉnh đã triển khai đồng loạt rất nhiều giải pháp góp phần kéo giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi và cân nặng ở trẻ em, đồng thời, chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em.
Cho trẻ uống Vitamin A tại Trạm Y tế thị trấn Thọ Xuân (Thọ Xuân).
Cải thiện dinh dưỡng là một nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 đang được Thanh Hóa triển khai nhằm mục tiêu cải thiện tình trạng dinh dưỡng, giảm suy dinh dưỡng thấp còi, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của các bộ, ngành, tỉnh về thực hiện nội dung “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Sở Y tế đã chỉ đạo quyết liệt và tích cực phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện chương trình theo đúng quy định. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, khuyến cáo người dân về dinh dưỡng. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra về đánh giá khảo sát tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ học đường 5 - 16 tuổi bị suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi (suy dinh dưỡng thấp còi), suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao (suy dinh dưỡng gầy còm) cho cán bộ y tế. Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ dinh dưỡng tuyến xã và thôn bản về các kỹ thuật chuyên môn triển khai hoạt động về dinh dưỡng (mỗi trạm y tế xã 3 người). Tổ chức điều tra, đánh giá, khảo sát tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ học đường 5 - 16 tuổi bị suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi (suy dinh dưỡng thấp còi), suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao (suy dinh dưỡng gầy còm).
Vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm, các trạm y tế đồng loạt cho trẻ từ 6-36 tháng, trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, phụ nữ sau sinh bổ sung vitamin A lồng ghép vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. Tổ chức hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho các bà mẹ có con nhỏ và phụ nữ mang thai nhằm nâng cao kiến thức về thực hành dinh dưỡng, giúp họ biết cách chăm sóc bữa ăn cho con đúng cách, vừa hướng đến mục tiêu phát triển thể trạng theo độ tuổi, vừa phòng trẻ bị suy dinh dưỡng hay béo phì...
Chị chị Hoàng Thị Hằng, thôn Lương Thịnh, xã Lương Sơn (Thường Xuân) cho biết, có con nhỏ nên tôi cũng quan tâm tìm hiểu để bổ sung vi chất dinh dưỡng cho con. Hằng năm, cứ tới 1/6 và 1/12 tôi đều cho con ra trạm y tế xã uống vitamin A. Tham gia chiến dịch, được các bác sĩ tư vấn về tầm quan trọng của Vitamin A rất đối với sự phát triển của trẻ, được hướng dẫn thực hành dinh dưỡng đã giúp cho các bà mẹ có con nhỏ như tôi biết cách chăm sóc dinh dưỡng cho con được tốt hơn.
Cán bộ y tế cân đo đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em xã Lương Sơn (Thường Xuân).
Để đánh giá tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã kết hợp với trạm y tế các xã, phường, thị trấn thực hiện cân, đo chiều cao cho trẻ dưới 5 tuổi, từ đó đánh giá được tình trạng sức khỏe của trẻ và tư vấn cho người chăm sóc trẻ các giải pháp để cải thiện dinh dưỡng cho trẻ. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng chăm sóc bà mẹ, trẻ em cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế từ tỉnh đến tuyến cơ sở không ngừng được đẩy mạnh.
Trong năm 2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã tổ chức 12 tập huấn về khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng; 11 lớp tập huấn về thực hiện chăm sóc trước, trong và sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh; 27 lớp nâng cao năng lực cho cán bộ y tế về các biện pháp tránh thai; 14 lớp tập huấn về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời tại 5 huyện miền núi; 22 buổi nói chuyện chuyên đề về dinh dưỡng cho các bà mẹ có thai, bà mẹ đang nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi tại 11 huyện miền núi. Công tác dinh dưỡng được đơn vị chỉ đạo thực hiện sát sao ngay từ tuyến cơ sở, đảm bảo trẻ từ 6 - 59 tháng được uống Vitamin A đầy đủ. Tỷ lệ trẻ 6-59 tháng tuổi được uống Vitamin A đợt 1 năm 2024 đạt 98,36%; đợt 2 năm 2024 đạt 99,86%.
Với nhiều giải pháp giúp cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em đã và đang được ngành y tế quan tâm triển khai thực hiện tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đã góp phần giảm dần tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng về cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi qua các năm. Theo kết quả báo cáo của Viện Dinh dưỡng: năm 2020 tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 16%, giảm 5,4% so với năm 2011 là 21,4%; năm 2022 tỷ lệ là 14,5% và năm 2023 tỷ lệ là 13,7%. Thể thấp còi là 26,3%, giảm 6,5% so với năm 2011 là 32,8%; năm 2022 tỷ lệ là 24,1% và năm 2023 tỷ lệ là 23,4%.
Trong thời gian tới, ngành y tế sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện dinh dưỡng, từng bước kéo giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi và cân nặng ở trẻ em, đồng thời, chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh, đảm bảo sức khỏe và sức đề kháng để phát triển tốt hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Tô Hà
{name} - {time}
-
2025-02-05 13:29:00
Đừng tin lời đồn thổi!
-
2025-02-05 11:37:00
Từ vùng quê thuần nông đến nông thôn mới kiểu mẫu
-
2024-12-30 09:59:00
Không lợi dụng việc sản xuất và đốt pháo hoa
Quan Sơn chủ động quản lý, bảo vệ rừng bền vững, hiệu quả
Đảm bảo an toàn đường ngang lối mở giao với đường sắt
Bộ Y tế đề xuất không xử lý kỷ luật đối với đảng viên sinh con thứ 3
Đăng ký xe ngoài giờ làm việc, ngày nghỉ, ngày lễ từ 1/1/2025
Vinh danh cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện
Tích cực xử lý bất cập về hạ tầng giao thông
Những “cửa hàng hai sọt" ở vùng cao
Ngọt lành mùa Tết với kẹo nhãn Lang Chánh
Chờ đợi một cao trào mới