(Baothanhhoa.vn) - Nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi, nhẹ cân, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn, năm 2024, Trung tâm Y tế huyện Mường Lát đã triển khai có hiệu quả nhiều hoạt động thuộc Tiểu Dự án 2 - Dự án 3: Cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Mường Lát nỗ lực phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi, nhẹ cân, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn, năm 2024, Trung tâm Y tế huyện Mường Lát đã triển khai có hiệu quả nhiều hoạt động thuộc Tiểu Dự án 2 - Dự án 3: Cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Mường Lát nỗ lực phòng chống suy dinh dưỡng trẻ emHuyện Mường Lát tổ chức cân, đo đánh giá, truyền thông tư vấn dinh dưỡng cho trẻ từ 0 - 16 tuổi tại cộng đồng.

Sau khi nội dung Tiểu Dự án 2 - Dự án 3 về “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được triển khai trên địa bàn huyện Mường Lát, Trung tâm Y tế huyện Mường Lát đã tham mưu UBND huyện tổ chức triển khai nội dung của dự án trên địa bàn. Phối hợp với phòng, ngành chức năng của huyện triển khai Chương trình Dự án 2 - Dự án 3 về “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Huyện Mường Lát đã xây kế hoạch triển khai cụ thể, phân công nhiệm vụ cho cơ quan chuyên môn rõ ràng, tạo điều kiện cho công tác triển khai được diễn ra đồng bộ. Các phòng, ban, đơn vị chức năng phối hợp với UBND các xã, thị trấn xây dựng, ban hành các hướng dẫn chuyên môn để triển khai các nội dung của chương trình “Cải thiện dinh dưỡng”; trọng tâm vào nhiệm vụ năm 2024 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện. Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của người dân về các chính sách của Trung ương, của tỉnh về Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 mà người dân được thụ hưởng.

Bà Hà Thị Phúc, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Lát, cho biết: Chương trình phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em được tổ chức, triển khai hàng năm trên địa bàn huyện. Trong khuôn khổ của chương trình có nhiều các hoạt động được triển khai như: chiến dịch ngày vi chất dinh dưỡng vào 1 - 2/6 và 1 - 2/12 hàng năm, gồm các hoạt động cân, đo đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ từ 0 - 60 tháng tuổi; bổ sung Vitamin A liều cao cho trẻ từ 6 - 60 tháng tuổi, trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, bà mẹ sau sinh 1 tháng; hoạt động hưởng ứng “Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ” từ ngày 1 - 8/8 hàng năm; hoạt động hưởng ứng “Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển” từ ngày 16 - 23/10 hàng năm; chiến dịch tẩy giun cho trẻ từ 24 - 60 tháng tuổi, tẩy giun học đường... Đẩy mạnh triển khai các hoạt động tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh kiến thức về phòng, chống SDD trẻ em, các bệnh liên quan đến vi chất dinh dưỡng, kiến thức dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em; lồng ghép các hoạt động truyền thông, tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ có con nhỏ trong các hoạt động tiêm chủng mở rộng, khám thai định kỳ; truyền thông, tư vấn dinh dưỡng cho trẻ trong hoạt động điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng hàng năm.

Kết quả, có 3.123 trẻ từ 0 – 59 tháng tuổi được cân đo nhân trắc; có 1.148 trẻ dưới 5 tuổi SDD thể thấp còi, 234 trẻ dưới 5 tuổi SDD cấp tính; có 10.346 trẻ từ 5 - 16 tuổi được cân đo nhân trắc, trong đó có 3.938 trẻ SDD thể thấp còi, 671 trẻ SDD thể gầy còm...

Giai đoạn 2024-2025, huyện Mường Lát phấn đấu hạ xuống mức thấp các thể thiếu dinh dưỡng ở trẻ em dưới 16 tuổi sinh sống trên địa bàn: tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi giảm 1%; tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể gầy còm giảm 0,5%; tỷ lệ SDD trẻ em lứa tuổi học đường từ 5 tuổi đến dưới 16 tuổi thể thấp còi sinh sống trên địa bàn giảm 2%. Tối thiểu 80% trẻ em dưới 16 tuổi SDD được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng; giảm tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai sinh sống trên địa bàn huyện lần lượt xuống dưới 20% và dưới 30%; giảm tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai sinh sống trên địa bàn huyện lần lượt xuống dưới 60% và dưới 70%; tăng tỷ lệ trẻ em 6 - 23 tháng tuổi sinh sống trên địa bàn huyện ăn bổ sung đúng, đủ tối thiểu 7% đến 10%; tỷ lệ hộ gia đình được cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp trên địa bàn huyện đạt trên 80%... Từ đó, cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm SDD thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện.

Bài và ảnh: Tô Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]