(Baothanhhoa.vn) - “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, Nhân dân ta và bạn bè quốc tế. Tên tuổi và sự nghiệp của Người còn mãi với non sông đất nước ta, sống mãi trong lòng dân tộc ta và trong trái tim nhân loại. Người để lại cho Đảng ta, Nhân dân ta, các thế hệ hôm nay và mai sau một di sản tư tưởng vô cùng quý báu, một tấm gương đạo đức và phong cách, lối sống hết sức sáng ngời”! (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng).

Thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Khẳng định “hệ giá trị cốt lõi”: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!

“Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, Nhân dân ta và bạn bè quốc tế. Tên tuổi và sự nghiệp của Người còn mãi với non sông đất nước ta, sống mãi trong lòng dân tộc ta và trong trái tim nhân loại. Người để lại cho Đảng ta, Nhân dân ta, các thế hệ hôm nay và mai sau một di sản tư tưởng vô cùng quý báu, một tấm gương đạo đức và phong cách, lối sống hết sức sáng ngời”! (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng).

Thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Khẳng định “hệ giá trị cốt lõi”: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng!

Tài sản tinh thần vô giá!

Bàn về giá trị di sản Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; là kết quả của cả một quá trình vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý báu của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.

Trong suốt hành trình 30 năm tìm đường cứu nước, bôn ba khắp năm châu để nghiên cứu, tìm hiểu các cuộc cách mạng điển hình, kiểm nghiệm nhiều học thuyết, nhiều con đường đấu tranh của giai cấp công nhân và Nhân dân các nước thuộc địa, cuối cùng Người đã đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm thấy “ánh sáng chân lý của thời đại”: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, với bản “Tuyên ngôn độc lập” bất hủ, Người cũng đồng thời xác định dưới quốc hiệu một “hệ giá trị cốt lõi” Việt Nam là: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Và, cho đến khi đặt bút viết bản “Di chúc” thiêng liêng, Người vẫn nhất quán với những giá trị cao cả, cùng tâm nguyện cuối cùng là “xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh; và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Di sản Hồ Chí Minh - như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định - là sự kết tinh của tư tưởng, đạo đức, phong cách và phương pháp Hồ Chí Minh. Di sản ấy phản ánh khát vọng mãnh liệt của Người về tương lai phát triển Việt Nam, gắn với “hệ giá trị cốt lõi” mang tên “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Trong đó, “Độc lập” là giải phóng dân tộc ta khỏi tình cảnh bị áp bức, làm cho Tổ quốc độc lập và thống nhất, Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. “Tự do” là để lựa chọn con đường phát triển: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. “Hạnh phúc” là xây dựng đất nước phồn vinh, sánh vai với các cường quốc năm châu; con người Việt Nam phát triển toàn diện và được hưởng thụ ấm no, hạnh phúc thực sự.

Quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam suốt hơn 90 năm qua, Đảng ta luôn nắm vững kim chỉ nam “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, để chèo lái con thuyền dân tộc đi đúng hải trình đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra. Để rồi, như người đứng đầu Đảng ta hiện nay đã nhiều lần nhấn mạnh: “Mỗi thắng lợi và mỗi bước đi lên của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự soi đường, dẫn dắt của Tư tưởng Hồ Chí Minh”; và rằng “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay; có thêm nhiều điều kiện, tiền đề thuận lợi để vững bước trên con đường mà Đảng ta, Nhân dân ta và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn”.

Đại hội XIII của Đảng đã xác định: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới...; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đặc biệt, để phát triển đất nước, một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm được Đảng ta đề ra là “Khơi dậy tinh thần và ý chí, quyết tâm phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; dân tộc cường thịnh, trường tồn; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, GS.TS Hoàng Chí Bảo cho rằng, chủ đề và nhiệm vụ Đại hội XIII có ý nghĩa như một tuyên bố chính trị về quan điểm, đường lối của Đảng ta về khát vọng phát triển đất nước - khát vọng Việt Nam. Khát vọng Việt Nam trong đổi mới, hội nhập quốc tế là khát vọng của đất nước - dân tộc và con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Khát vọng ấy hòa hợp ý Đảng với lòng dân, trở thành phép nước, thống nhất lý tưởng, mục tiêu, đồng tâm nhất trí trong hành động để thực hiện. Cốt lõi của khát vọng Việt Nam là khát vọng phát triển, làm cho dân tộc cường thịnh, văn minh và Nhân dân hạnh phúc. Khát vọng thiêng liêng, lớn lao đó được thực hiện với sự cố kết, đồng tâm, nhất trí của toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

“Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi...”

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng. Suốt cuộc đời Người đã dành trọn để phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân và hy sinh cho lý tưởng “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Để rồi, những nền móng vững chắc đã được Người tạo dựng nên, cùng một di sản tư tưởng đồ sộ và quý giá Người để lại, sẽ là nền tảng tinh thần để dân tộc ta, Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếp tục theo đuổi và hiện thực hóa.

Thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Khẳng định “hệ giá trị cốt lõi”: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã và đang tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần xây dựng môi trường sống xanh - sạch - đẹp - an toàn.

Song, muốn biến những mục tiêu cao cả ấy trở thành hiện thực, thì yêu cầu trước tiên và có tính quyết định nhất lúc này, thiết nghĩ không gì khác là phải tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị cho thật trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, để Đảng ta phải “là đạo đức, là văn minh”. Đặc biệt, để xứng đáng với vai trò, sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam và nhất là xứng với sự tin yêu, kỳ vọng của Nhân dân, hơn lúc nào hết, Đảng ta phải ra sức “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”; phải kiên quyết, kiên trì ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, tiêu cực, nhất là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Cùng với đó, phải luôn luôn phát huy cho được truyền thống gắn bó máu thịt giữa Đảng với Nhân dân, dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng; giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng “như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Đồng thời, thấm nhuần sâu sắc những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước dân chủ - pháp quyền - nhân nghĩa thực sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân; mỗi công chức, viên chức phải luôn trung thành, tận tụy phục vụ Nhân dân. Đặc biệt, phải khắc ghi và thực hành cho tốt lời căn dặn của Bác: “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”; phải quán triệt sâu sắc quan điểm “Dân là gốc” để ra sức phát huy dân chủ và quyền làm chủ của Nhân dân, để tập hợp, quy tụ và cố kết tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc - nguồn sức mạnh vĩ đại đã đưa dân tộc ta kinh qua mọi thử thách nghiệt ngã và giành về vô vàn vinh quang.

Hồ Chí Minh là con người hành động. Cho nên, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trước hết là học cách thực hành lý luận trong thực tiễn, là nhất quán giữa nói và làm, nói đi đôi với làm. Đồng thời, là thực hành dân chủ, thực hành dân vận, thực hành đoàn kết, thực hành đạo đức cách mạng... Để thực hiện hóa khát vọng phát triển đất nước theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhiều ý kiến cho rằng, cần tăng cường giáo dục và thực hành đạo đức cách mạng trong toàn Đảng, toàn dân, mà trước hết và quan trọng hơn cả là phải “cần”, “kiệm”, “liêm”, “chính” - những mỹ đức cần thiết cho mọi người - nhất là của đội ngũ cán bộ, đảng viên - để làm cho “dân tin, dân phục, dân yêu”. Như lý giải của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, thì “Học cần, kiệm, liêm, chính là phận sự của nhân viên Chính phủ. Đó là phận sự của mọi người hoạt động trong các tổ chức Nhân dân. Đó cũng là phận sự của mọi người công dân Việt Nam... Chữ liêm, chữ chính của Hồ Chủ tịch, dân ta phải học vì đó là hai công đức làm nền tảng cho đời sống công cộng của chúng ta. Liêm và chính trong cử chỉ và hành động, đối với đồng tiền, đối với công việc. Liêm và chính đối với láng giềng, đối với làng xóm, đối với quốc dân...”.

Mỗi người, trong công việc, trong cuộc sống - dù lớn, dù nhỏ - đều có thể học Bác một số điều. Bởi vì, Hồ Chủ tịch “là cái tầm của dân tộc. Người hạ mình cho vừa tầm mọi người Việt Nam để nâng đỡ mọi người Việt Nam lên đến tầm Người” (Phạm Văn Đồng). Là một trong những người đầu tiên đề xuất việc học tập cuộc đời, sự nghiệp, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, bản thân Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những lý giải rất sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp của Người, cũng như những khía cạnh mà tất cả chúng ta có thể học từ Bác. Và một trong số đó là bài học về tinh thần nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi: “Học Hồ Chủ tịch là học phấn đấu... Phấn đấu không ngừng để xây dựng nước Việt Nam mới, người Việt Nam mới. Hồ Chủ tịch thường nói: không có cái gì dễ mà cũng không có cái gì khó. Nghĩa là có dễ đi nữa thì cũng phải phấn đấu mới thành công, còn khó đến mấy mà quyết tâm phấn đấu, phấn đấu có phương pháp, có kế hoạch thì cũng thắng lợi. Đây là bài học tinh thần, tinh thần chiến đấu quyết liệt, tinh thần cách mạng cao siêu của kẻ bị áp bức, bài học nghị lực, can đảm, quyết tâm trong mọi việc, mọi cảnh, bài học bền chí, nhẫn nại, khắc khổ trong sinh hoạt gian lao hằng ngày. Đây cũng là bài học tin tưởng vào sức mạnh vô cùng của dân tộc Việt Nam và Nhân dân thế giới, vào sự thắng lợi chắc chắn ngày mai, vào vinh quang của sự nghiệp. Cho nên đây là bài học lạc quan chủ nghĩa của kẻ chiến đấu và chiến thắng”!.

Bài và ảnh: Lê Dung

(Bài viết có sử dụng một số tư liệu trong cuốn “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - Hiện thực hóa khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc” - NXB Chính trị quốc gia Sự Thật - 2021).



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]