(Baothanhhoa.vn) - Ngày 19/7, các đại biểu Quốc hội Đức cho biết, nước này tạm dừng thảo luận về việc gửi tên lửa hành trình tầm xa Taurus tới Ukraine. Giới phân tích cho rằng, Đức muốn tránh leo thang một cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời nguy cơ thâm hụt ngân sách lớn không bảo đảm để Chính phủ Đức có thể duy trì mức viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine.

Tại sao Đức cắt giảm viện trợ quân sự cho Ukraine?

Ngày 19/7, các đại biểu Quốc hội Đức cho biết, nước này tạm dừng thảo luận về việc gửi tên lửa hành trình tầm xa Taurus tới Ukraine. Giới phân tích cho rằng, Đức muốn tránh leo thang một cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời nguy cơ thâm hụt ngân sách lớn không bảo đảm để Chính phủ Đức có thể duy trì mức viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine.

Tại sao Đức cắt giảm viện trợ quân sự cho Ukraine?

Nguyên nhân khiến Đức chưa cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine

Tại Đức, cuộc tranh luận về việc gửi tên lửa hành trình Taurus tới Ukraine đã bị đình chỉ. Trong năm qua, một số quan chức hàng đầu của Đức, điển hình như Ngoại trưởng Annalena Baerbock, đã nhiều lần kêu gọi chính phủ chuyển giao vũ khí tầm xa này cho Kiev. Tại Bundestag, các thành viên của các đảng cầm quyền - đặc biệt là cựu lãnh đạo Ủy ban Quốc phòng Marie-Agnes Strack-Zimmermann và các thành viên đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz là Andreas Schwarz và Nils Schmid - cũng đã yêu cầu người đứng đầu chính phủ giúp đỡ Ukraine bằng việc cung cấp Taurus. Tuy nhiên, theo thành viên Ủy ban Quốc phòng Bundestag Herold Otten, chủ đề này hiện không còn nằm trong chương trình nghị sự tại Quốc hội. “Hiện tại vấn đề này không còn được thảo luận ở Bundestag nữa. Họ đã nói về điều này vào đầu mùa Xuân, vào tháng 3 và tháng 4, nhưng bây giờ điều đó không còn xảy ra nữa”, ông Herold Otten nói với tờ Izvestia.

Tên lửa Taurus có khả năng tấn công các mục tiêu trong bán kính 500 km, về mặt lý thuyết sẽ giúp quân đội Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, gây ra thiệt hại nặng nề cho Nga, từ đó giảm tải áp lực cho các mặt trận tại miền Đông Ukraine. Ngay từ đầu, Thủ tướng Olaf Scholz bày tỏ quan ngại về đề xuất này; bởi cho rằng, việc chuyển giao tên lửa Taurus cho Ukraine sẽ khiến Đức trở thành bên tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột vì những yêu cầu về bảo trì và vận hành. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Thủ tướng Olaf Scholz lưu ý rằng, Đức sẽ không cung cấp vũ khí tầm xa cho những nơi mà nước này “không đủ khả năng kiểm soát những gì sẽ xảy ra”.

Tờ Izvestia dẫn nhận định của chuyên gia Vadim Koroshchupov, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO RAS), Viện Hàn lâm Khoa học Nga, một nguyên nhân khác khiến Đức không cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine là việc đào tạo các chuyên gia Ukraine sẽ phải mất nhiều tháng và do đó cần có sự hiện diện của quân đội Đức trong việc vận hành những tên lửa này.

Trước đó, vào cuối tháng 2/2024, vụ rò rỉ đoạn ghi âm cực kỳ nhạy cảm về khả năng Đức chuyển tên lửa Taurus cho Ukraine đã khiến Bộ Quốc phòng nước này rơi vào trạng thái hỗn loạn. Trong đoạn ghi âm dài 38 phút, 4 quan chức quốc phòng cấp cao Đức đã thảo luận về việc gửi tên lửa Taurus tới Ukraine, đào tạo các sĩ quan Ukraine cách sử dụng chúng và nhắm mục tiêu vào cây cầu nối bán đảo Crimea với đất liền Nga. Bình luận về đoạn ghi âm, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết hồi tháng 3 rằng, nội dung cuộc trò chuyện một lần nữa chứng minh sự can thiệp của các nước phương Tây trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Vasily Klimov, nhà nghiên cứu tại Trung tâm An ninh Quốc tế tại IMEMO RAS, tin rằng việc chuyển giao tên lửa Taurus cho quân đội Ukraine sẽ làm leo thang căng thẳng giữa Nga và NATO, thậm chí là nguy cơ xung đột trực tiếp giữa các bên có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Rõ ràng, đây là kịch bản mà Đức không hề mong muốn. Có nhiều lý do giải thích cho vấn đề này, nổi bật trong số đó là sự lo sợ về nguy cơ bị trả đũa hạt nhân, tuy nhiên ngay cả trong một cuộc chiến quy ước thông thường các chiến thuật và vũ khí của NATO cũng không thể bảo đảm chắc chắn khối này giành được ưu thế trước Nga. Những gì đang diễn ra qua hơn 2,5 năm qua tại Ukraine cho thấy, quân đội Ukraine phải hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề trước sức tấn công của Nga mặc dù đã sử dụng chiến thuật và vũ khí do NATO cung cấp.

Triển vọng viện trợ quân sự của Đức cho Ukraine

Các lực lượng chính đối lập Đức, đại diện bởi đảng “Sự lựa chọn vì nước Đức” (AfD) và đảng cánh tả, chỉ trích mạnh mẽ việc Chính phủ nước này cung cấp vũ khí cho Ukraine kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022. Các đảng này cũng phản ứng gay gắt trước đề xuất cung cấp tên lửa Taurus cho quân đội Ukraine. Bên cạnh đó, Chủ tịch đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU), ông Friedrich Merz, người trước đây nhiều lần kêu gọi viện trợ quân sự cho Kiev, bao gồm cả tên lửa Taurus, song gần đây đã thay đổi quan điểm, lập trường. Vào tháng 6/2024, trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình ZDF của Đức, ông Friedrich Merz cho rằng, đã đến lúc phương Tây cần chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine. “Tôi luôn nhấn mạnh rằng, lẽ ra chúng ta cần làm nhiều hơn ngay từ đầu. Nhưng đến nay là ngày 23/6/2024, chúng ta không nhận lại được gì qua 2,5 năm qua”, ông Friedrich Merz tuyên bố trên đài ZDF.

Tại sao Đức cắt giảm viện trợ quân sự cho Ukraine?

Đức hiện vẫn là nhà tài trợ quân sự và tài chính lớn nhất cho Ukraine trong Liên minh châu Âu. Theo số liệu từ Chính phủ Đức, kể từ tháng 2/2022, Đức đã viện trợ tổng cộng 34 tỷ Euro cho Ukraine. Tháng 12/2023, Chính phủ Đức đã đưa ra quyết định về nguyên tắc phân bổ 8 tỷ Euro vào năm 2024 để hỗ trợ quân sự cho Kiev. Tuy nhiên, theo Reuters, dự thảo ngân sách cho năm 2025 bao gồm một con số khá khiêm tốn - chỉ khoảng 4 tỷ Euro. Điều này xuất phát từ việc Đức đang đứng trước nguy cơ thâm hụt 17 tỷ Euro trong ngân sách năm 2024 và buộc phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”.

Theo tờ Izvestia, nhà chính trị học người Đức Alexander Rahr cho rằng, Top of Formnền kinh tế Đức đang phải đối mặt một cuộc khủng hoảng ngân sách khá nghiêm trọng sau khi Tòa án Tối cao nước này ra phán quyết cho rằng chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz đã vi phạm quy định nợ công khi chuyển gần 60 tỷ euro, vốn dành cho các hoạt động khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 song chưa sử dụng, sang quỹ chống biến đổi khí hậu. Quyết định này cộng thêm những khoản viện trợ hào phóng cho Ukraine đang làm đảo lộn kế hoạch chi tiêu của Chính phủ Đức cho tài khóa 2024. Do đó, với chính sách “thắt lưng buộc bụng” cho những năm tài khóa tiếp theo, Đức sẽ khó có thể bảo đảm duy trì các gói viện trợ quân sự, tài chính cho Ukraine.

Đáng chú ý, ngày 17/7, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng thừa nhận rằng các cường quốc hàng đầu thế giới, sớm hay muộn, sẽ phải quay lại thảo luận về các vấn đề kiểm soát vũ khí và đồng ý cắt giảm chúng. Theo ông Alexander Rahr, tuyên bố trên của Thủ tướng Olaf Scholz khá bất ngờ, cho thấy các nước châu Âu đang cảm thấy gánh nặng viện trợ quân sự và tài trợ cho Ukraine, và không thể đặt cược vào việc quân sự hóa châu Âu. Tương tự như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các nước châu Âu sẽ phải tính đến những tổn thất lớn về ngân sách và tìm mọi cách để ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang.

Hùng Anh (CTV)


Hùng Anh (CTV)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]