(Baothanhhoa.vn) - Nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lao động và tài nguyên đất đai ở địa phương, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Như Thanh đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, được nhân rộng góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả bền vững

Nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lao động và tài nguyên đất đai ở địa phương, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Như Thanh đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, được nhân rộng góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả bền vững

Mô hình trồng hoa và thanh long ruột đỏ tại xã Xuân Du (Như Thanh).

Để phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, huyện Như Thanh đã chú trọng chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân; đồng thời, dựa vào tiềm năng, thế mạnh của địa phương định hướng cho người dân các loại cây, con phù hợp; xây dựng các mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, như: Mô hình mạ khay, máy cấy; trồng cây ăn quả áp dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt, tưới phun sương; mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn

VietGAP, trong nhà lưới... Huyện đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; chuyển từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, áp dụng công nghệ sinh học, như: Hầm biogas, đệm lót sinh học, chế phẩm balasa... Đồng thời, triển khai nhân rộng các mô hình, như: Trồng đào cảnh, ớt xuất khẩu, trồng riềng, nghệ vàng, nấm mộc nhĩ, mô hình chăn nuôi con đặc sản như lợn cỏ, ong mật, dê núi... Cùng với đó, huyện cũng quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi nhất là hệ thống đường nội đồng các khu trang trại tập trung được cứng hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân. Huyện cũng hỗ trợ quảng bá sản phẩm, tổ chức kết nối công ty, doanh nghiệp, đưa các sản phẩm nông sản của địa phương tham gia các hội chợ quảng bá sản phẩm... nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại.

Tại xã Phú Nhuận, mô hình nuôi con đặc sản được nhiều hộ dân lựa chọn để phát triển kinh tế. Anh Nguyễn Văn Nhàn, một trong những hộ dân tiên phong nuôi nhím của xã chia sẻ: "Trung bình mỗi ngày 1 con nhím trưởng thành cần khoảng 2kg thức ăn là các loại rau, củ như bí đỏ, bí xanh, rau muống... Khi nuôi, tôi quan tâm nhất đó là môi trường nuôi sạch, không bị ô nhiễm. Tuy dễ nuôi nhưng thời gian sinh trưởng của nhím chậm hơn các loại vật nuôi khác; sau 7 đến 8 tháng, khi nhím có trọng lượng trung bình khoảng 10kg mới có thể xuất bán nhím thương phẩm”. Được biết, bên cạnh mô hình nuôi nhím, hiện xã Phú Nhuận còn phát triển các gia trại nuôi con nuôi đặc sản như: gà ri, dê, lợn rừng, lợn cỏ, hươu... kết hợp trồng cây ăn quả.

Tại xã Xuân Du, những năm gần đây, bên cạnh mô hình trồng đào phai đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao thì thanh long ruột đỏ hiện cũng đang được nhiều hộ dân mạnh dạn đưa vào sản xuất. Theo đánh giá của nhiều hộ dân, thanh long ruột đỏ phù hợp với khí hậu, đồng đất nơi đây, không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao, chi phí sản xuất thấp, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với cây lúa và các loại cây ăn quả truyền thống... Ông Lê Quang Quyết, người dân trồng thanh long ruột đỏ cho biết: “Hiện nay, chúng tôi đã mở rộng diện tích, thực hiện quy trình trồng và chăm sóc theo hướng VietGAP. Vì vậy, qua nhiều năm được đưa ra thị trường tiêu thụ, sản phẩm thanh long ruột đỏ xã Xuân Du đã được người tiêu dùng tin cậy, được đưa vào tiêu thụ rộng rãi tại các cửa hàng thực phẩm an toàn trong tỉnh và một số địa phương lân cận”. Mô hình trồng thanh long ruột đỏ đã được nhân rộng trên địa bàn xã, trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập của người dân.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]