(Baothanhhoa.vn) - Mỗi dịp Tết Trung thu về, nhu cầu sử dụng thực phẩm của người dân tăng cao, đặc biệt là các mặt hàng như bánh kẹo, hoa quả, bánh trung thu, các dịch vụ ăn uống tập trung đông người... Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác kiểm tra vệ sinh ATTP trước, trong và sau Tết Trung thu được cấp ủy, chính quyền và ngành chức năng tăng cường.

Nhìn lại công tác kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Mỗi dịp Tết Trung thu về, nhu cầu sử dụng thực phẩm của người dân tăng cao, đặc biệt là các mặt hàng như bánh kẹo, hoa quả, bánh trung thu, các dịch vụ ăn uống tập trung đông người... Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác kiểm tra vệ sinh ATTP trước, trong và sau Tết Trung thu được cấp ủy, chính quyền và ngành chức năng tăng cường.

Nhìn lại công tác kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thuĐoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất bánh kẹo Đức Luận (phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa).

Từ ngày 23/8 đến 17/9, 3 đoàn kiểm tra liên ngành ATTP trong dịp Tết Trung thu của tỉnh đã tiến hành kiểm tra tại 13/27 huyện, thị xã, thành phố (TP Thanh Hóa, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn và các huyện: Thạch Thành, Ngọc Lặc, Yên Định, Bá Thước, Quảng Xương, Nga Sơn, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Cẩm Thủy). Trong đợt này, đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP tại 70 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, tập trung ưu tiên vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Trung thu như bánh, kẹo, bia, rượu, nước giải khát... Thực hiện ngăn chặn, phòng ngừa cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, hàng nhái, thực phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và sử dụng nguyên liệu thực phẩm không bảo đảm an toàn. Nội dung kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP, sử dụng phụ gia, phẩm màu, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến, nguồn gốc nguyên liệu; việc tuân thủ các quy định về quảng cáo, ghi nhãn, nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm; quy định về đăng ký bản công bố, tự công bố sản phẩm; điều kiện sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm... Qua kiểm tra, đã phát hiện, xử phạt 4 cơ sở vi phạm với số tiền 34,5 triệu đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu gồm: Không bố trí riêng biệt theo quy định của pháp luật về nơi bảo quản nguyên liệu, thành phẩm, sơ chế, chế biến đóng gói, nhà vệ sinh, rửa tay, thay đồ bảo hộ lao động và các khu vực phụ trợ liên quan; khu chứa đựng, kho bảo quản không đầy đủ giá kệ, biển tên, nội quy, quy trình, chế độ vệ sinh; sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không mang đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định; kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP...

Riêng Đoàn kiểm tra liên ngành số 3 do đại diện lãnh đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm trưởng đoàn, đã tổ chức kiểm tra 21 cơ sở trên địa bàn TP Thanh Hóa và các huyện: Nga Sơn, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Quảng Xương, đã phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở với số tiền 22 triệu đồng. Điển hình là Công ty TNHH Tiến Hà, xã Vĩnh Tiến (Vĩnh Lộc), vi phạm hành chính không bố trí riêng biệt theo quy định của pháp luật về nơi bảo quản nguyên liệu, thành phẩm, sơ chế, chế biến đóng gói, nhà vệ sinh, rửa tay, thay đồ bảo hộ lao động và các khu vực phụ trợ liên quan (Quy định tại điểm e khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP), phạt tiền 12 triệu đồng.

Được biết trong đợt này, ngoài đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh, các đoàn kiểm tra liên ngành cấp huyện, xã cũng đã tiến hành kiểm tra ATTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm vừa và nhỏ trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Qua đánh giá, nhìn chung các cơ sở đã chấp hành khá tốt việc thực hiện các quy định về ATTP. Một số cơ sở bị xử phạt chủ yếu mắc các lỗi như: sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không mang đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định; kho bảo quản không đầy đủ kệ; dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy theo quy định, hàng hóa quá hạn sử dụng... Bên cạnh kiểm tra, các đoàn cũng đã tiến hành tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn các cơ sở thực hiện tốt hơn nữa vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

Ông Hà Văn Giáp, quyền Chánh Văn phòng Điều phối về vệ sinh ATTP tỉnh, cho biết: Nhằm chủ động, tích cực trong công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm do tiêu dùng thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, trong đợt trung thu năm nay, công tác tổ chức hoạt động kiểm tra liên ngành của các đoàn có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả; các ngành thành viên đã phát huy vai trò, trách nhiệm chuyên môn. Công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, phối hợp với địa phương, các ngành tương đối tốt đã hạn chế được tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong công tác kiểm tra ATTP giữa các đoàn với nhau tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, được đánh giá cao. Thông qua hoạt động kiểm tra đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Bài và ảnh: Tô Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]