(Baothanhhoa.vn) - Mặc dù là thương binh hạng 2/4 (tỷ lệ thương tật 61%), nhưng bác Đặng Bá Oanh (sinh năm 1957), phố Trung Kỳ, phường Trung Sơn (TP Sầm Sơn) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn để tìm kiếm việc làm, xây dựng cuộc sống và đã tìm được hướng đi trong phát triển kinh tế gia đình, trở thành tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” tại địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thương binh Đặng Bá Oanh vượt khó làm giàu

Mặc dù là thương binh hạng 2/4 (tỷ lệ thương tật 61%), nhưng bác Đặng Bá Oanh (sinh năm 1957), phố Trung Kỳ, phường Trung Sơn (TP Sầm Sơn) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn để tìm kiếm việc làm, xây dựng cuộc sống và đã tìm được hướng đi trong phát triển kinh tế gia đình, trở thành tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” tại địa phương.

Thương binh Đặng Bá Oanh (người mặc áo trắng) kiểm tra sản phẩm trước khi đưa đi tiêu thụ.

Năm 1974, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên trẻ Đặng Bá Oanh nhập ngũ vào chiến trường miền Nam và bị thương năm 1975 với thương tật 17%. Năm 1978, Đặng Bá Oanh tình nguyện sang Campuchia chiến đấu và bị thương lần thứ 2. Năm 1980 Đặng Bá Oanh về điều trị tại Đoàn an dưỡng Quân khu 3 (Nam Định), sau đó 1 năm xuất ngũ trở về địa phương rồi xây dựng gia đình. Mặc dù sức khỏe không bảo đảm, nhưng do thời kỳ này kinh tế gia đình gặp khó khăn, Đặng Bá Oanh đã phải đi làm một số nghề như xây dựng, buôn bán lâm sản để kiếm sống, nhưng vẫn không đủ trang trải cuộc sống. Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, quyết không cam chịu đói nghèo, năm 1995, Đặng Bá Oanh chuyển sang làm nghề thu mua hải sản rồi bán lại cho các đại lý, nhà hàng tại Sầm Sơn và một số địa phương trong tỉnh. Khi công việc làm ăn buôn bán thuận lợi, có lãi, bác đã đẩy mạnh việc thu mua, chế biến hải sản và mở rộng thị trường tiêu thụ không những trong tỉnh mà còn ra một số tỉnh phía Bắc. Cùng với đó, để thuận lợi cho việc thu mua, chế biến, bảo quản hải sản, ngoài nguồn vốn của gia đình, bác đã vay mượn thêm người thân đầu tư trên 2 tỷ đồng xây dựng 2 kho đông lạnh có sức chứa khoảng 150 tấn và mua 1 xe ô tô chuyên dụng phục vụ cho việc thu mua và vận chuyển hải sản đi tiêu thụ. Đồng thời để chủ động nguồn hải sản và sử dụng hết công suất kho lạnh, bác tiếp tục đầu tư trên 1 tỷ đồng cho 2 chủ tàu thu mua và 7 chủ tàu đánh bắt, nhờ vậy, gia đình luôn có nguồn hải sản ổn định để cung cấp cho thị trường và khách hàng quen thuộc.

Theo bác Oanh, những năm gần đây bình quân mỗi tháng gia đình bán được khoảng 20 tấn hải sản các loại tại thị trường trong và ngoài tỉnh. Hiện tại cơ sở chế biến và buôn bán hải sản của gia đình bác đang giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương, với lương bình quân khoảng 7 triệu đồng/người/tháng. Hàng năm, sau khi trừ chi phí, gia đình bác Oanh còn lãi từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng.


Bài và ảnh: Lê Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]