(Baothanhhoa.vn) - Xã Quảng Đông là địa phương đầu tiên được TP Thanh Hóa chọn làm xã điểm triển khai “Mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa”. Sau nhiều vụ áp dụng, cây lúa đã cho thấy hiệu quả vượt trội. Ở xã Quảng Đông, giờ đây đã hình thành nên vùng sản xuất lúa tập trung, quy mô lớn. Đóng góp vào thành công đó, phải kể đến những đóng góp của chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp Nguyễn Duy Luyện. 

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ông Nguyễn Duy Luyện làm giàu từ nghề trồng lúa

Xã Quảng Đông là địa phương đầu tiên được TP Thanh Hóa chọn làm xã điểm triển khai “Mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa”. Sau nhiều vụ áp dụng, cây lúa đã cho thấy hiệu quả vượt trội. Ở xã Quảng Đông, giờ đây đã hình thành nên vùng sản xuất lúa tập trung, quy mô lớn. Đóng góp vào thành công đó, phải kể đến những đóng góp của chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp Nguyễn Duy Luyện.

Ông Nguyễn Duy Luyện làm giàu từ nghề trồng lúa

Ông Nguyễn Duy Luyện, chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Đông, xã Quảng Đông - tấm gương tiêu biểu trong làm giàu từ nghề trồng lúa.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, ông Luyện luôn quý trọng đồng đất của quê hương. Bởi vậy, trong ông luôn suy nghĩ, là con nhà nông nghiệp thì phải làm giàu từ chính cây lúa. Trong vai trò chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp xã Quảng Đông, ông đã vận động, tuyên truyền bà con xã viên tích cực tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa những giống lúa mới có năng suất cao vào thâm canh, nhằm tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích đất canh tác. Bên cạnh tuyên truyền, vận động bà con nông dân, bản thân gia đình ông đã mạnh dạn, đi đầu trong việc đưa phương thức gieo mạ khay, cấy lúa bằng máy vào đồng ruộng. Khi thấy hiệu quả của việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trên đồng ruộng của gia đình ông Luyện, nông dân trong xã đã học tập, làm theo. Đến nay, Quảng Đông có hơn 330 ha trồng lúa. Trong đó, có hơn 60 ha cánh đồng mẫu lớn, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất. Lúa được sản xuất theo mô hình cơ giới hóa đồng bộ giúp bà con nông dân không chỉ tăng năng suất lên từ 15 đến 20% trên một đơn vị diện tích canh tác, mà còn giảm được chi phí đầu vào từ 4 đến 5 triệu đồng/ha/vụ. Ngoài ra, với sự nhạy bén của mình, ông đã đầu tư hơn 4 tỷ đồng mua sắm máy gặt đập liên hợp, máy làm mạ khay, máy gieo hạt tự động, máy làm đất, ô tô tải để phục vụ sản xuất nông nghiệp của gia đình và nhân dân xã nhà. Không chỉ mang lại hiệu quả rõ rệt về kinh tế cho gia đình, với thu nhập 300 triệu đồng/năm, ông Luyện còn tạo việc làm thời vụ cho khoảng 40 lao động địa phương. Đáng nói hơn, được sự tư vấn, hướng dẫn của ông Luyện, nhiều hộ nông dân trong xã đã xóa bỏ phương thức canh tác thủ công trên đồng ruộng, đầu tư máy làm đất, máy gặt để phục vụ sản xuất của gia đình và làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp.

Năm 2013, thành phố đã hỗ trợ xã Quảng Đông 1,7 tỷ đồng để mua sắm máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Hiện nay, toàn xã có 2 máy cày, 2 máy cấy và 2 máy gặt liên hoàn. Thời gian tới, HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Đông triển khai chương trình phối hợp với các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người nông dân địa phương tiếp tục nhân rộng mô hình sản xuất đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, với diện tích khoảng 30ha. Đồng thời, cùng với chính quyền xã mở rộng các mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào động ruộng.

Bằng những tư duy trong sản xuất, kinh doanh, ông Luyện thật sự xứng đáng là tấm gương làm giàu từ nghề trồng lúa để nhân dân địa phương học tập. Không những vậy, những việc làm của ông Luyện đã góp phần cùng cấp ủy, chính quyền xã Quảng Đông đẩy nhanh việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi tư duy trồng lúa của người nông dân, từng bước hình thành vùng lúa tập trung, quy mô lớn.

Bài và ảnh: Thụy Châu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]