(Baothanhhoa.vn) - Đến thăm nhà chị Nguyễn Thị Tâm (sinh năm 1985), thôn Dân Tài, xã Thiệu Chính (Thiệu Hóa), chúng tôi gặp nhiều phụ nữ trung niên và phụ nữ cao tuổi đang miệt mài đan bông tắm. Các chị miệng nói, tay làm thoăn thoắt, không khí làm việc rôm rả, phấn khởi. Chị Tâm cho chúng tôi biết: “Nghề làm bông tắm của gia đình đã duy trì được 14 năm và tạo việc làm thường xuyên cho 300 lao động với mức thu nhập ổn định”.

Người phụ nữ vượt khó thoát nghèo

Đến thăm nhà chị Nguyễn Thị Tâm (sinh năm 1985), thôn Dân Tài, xã Thiệu Chính (Thiệu Hóa), chúng tôi gặp nhiều phụ nữ trung niên và phụ nữ cao tuổi đang miệt mài đan bông tắm. Các chị miệng nói, tay làm thoăn thoắt, không khí làm việc rôm rả, phấn khởi. Chị Tâm cho chúng tôi biết: “Nghề làm bông tắm của gia đình đã duy trì được 14 năm và tạo việc làm thường xuyên cho 300 lao động với mức thu nhập ổn định”.

Người phụ nữ vượt khó thoát nghèoChị Nguyễn Thị Tâm, thôn Dân Tài, xã Thiệu Chính (ngoài cùng, bên trái) cùng chị em đan bông tắm.

Vợ chồng chị Tâm xuất phát điểm từ hộ nghèo đặc biệt khó khăn. Cả gia đình bên chồng và bên vợ đều đông anh em nên vợ chồng chị tay trắng xây dựng cuộc sống mới. Không vì khó khăn mà nản lòng, ngược lại, vợ chồng chị càng chia sẻ, yêu thương nhau hơn. Ngoài mấy sào ruộng, chị Tâm rong ruổi khắp các tuyến đường trong TP Thanh Hóa, trong huyện bán hàng nhôm, nhựa. Chiếc xe cà tàng chở đồ cồng kềnh gắn bó với chị được 2 năm thì vợ chồng chuyển hướng vào miền Nam làm ăn. Canh cánh nỗi nhớ nhà, thương bố mẹ già yếu, vợ chồng chị được người thân giới thiệu làm nghề bông tắm ở tỉnh Bắc Ninh. Chị bàn với chồng về quê và tìm đến nơi xin học hỏi, làm nghề. Tưởng nghề khó làm, nhưng thực ra rất dễ. Có nguyên liệu sẵn bằng những sợi cước, người làm kết nối vào trụ gỗ rồi tạo thành búi (bông) tròn hoặc dài. Chỉ học 30 phút, chị Tâm đã đan thành thạo.

Vui mừng xin với gia chủ được làm “vệ tinh”, gia chủ đồng ý ngay. Chị Tâm phấn khởi tiếp tục hỏi thăm, tìm đến đúng địa điểm sản xuất cước chất lượng để mua nguyên liệu về làm. Mỗi chuyến xe ra Thái Nguyên, Hà Nội học nghề, tìm hiểu thị trường là mỗi lần vợ chồng chị phải xoay sở vay mượn tiền khắp nơi để chi phí đi đường.

Khởi nghiệp năm 23 tuổi với số vốn trong tay “không đồng”, vợ chồng chị Tâm được hội LHPN xã tín chấp vay 50 triệu đồng vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư. Ban đầu nghề mới chỉ giải quyết việc làm cho người thân trong gia đình, sau vài năm quen khách hàng, chị Tâm mở rộng quy mô sản xuất và thu hút thêm lao động. Với mong muốn phát triển nghề rộng hơn, chị Tâm phối hợp với hội LHPN xã dạy nghề miễn phí cho nhiều chị em. Chị không quản khó khăn sắp xếp công việc gia đình đi dạy nghề cho các xã lân cận, lao động chủ yếu là hội viên, phụ nữ, người khuyết tật, người cao tuổi.

Cần mẫn làm ăn và tích góp nuôi các con ăn học, công việc dần đi vào ổn định, thị trường mở rộng ra nhiều tỉnh Ninh Bình, TP Vinh (Nghệ An), Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa... năm 2012, gia đình chị Tâm đã thoát nghèo. Hiện nay ngoài việc làm nghề bông tắm, gia đình chị còn làm gia trại nuôi 500 con chim trĩ, 20 con dê thu nhập từ 120 đến 150 triệu đồng/năm, tổng thu nhập của gia đình đạt từ 650 triệu đồng/năm trở lên. Nghề làm bông tắm của gia đình đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 300 lao động trong xã, 150 lao động ngoài xã, với mức thu nhập bình quân từ 3 - 4 triệu đồng/người/tháng, góp phần giảm tỷ lệ lao động đi làm ăn xa, thu hút nhiều hội viên tham gia sinh hoạt hội và tích cực xây dựng nông thôn mới.

Ngoài việc duy trì phát triển nghề, tạo việc làm cho nhiều lao động, chị Tâm còn vận động chị em tham gia tổ, nhóm tiết kiệm nuôi lợn nhựa hỗ trợ những chị có hoàn cảnh khó khăn vay không lãi suất. Cá nhân chị Tâm giúp nhiều chị em có hoàn cảnh khó khăn trong chi hội vay 300 triệu đồng không lấy lãi để phát triển kinh tế gia đình; tặng quà cho các cháu thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trong các dịp lễ, tết, khai giảng năm học; ủng hộ quỹ mái ấm tình thương, hỗ trợ bão lụt miền Trung và tiền mặt, nhu yếu phẩm phòng, chống dịch COVID-19... Mô hình kinh tế của gia đình được các ban, ngành đoàn thể trong huyện đến tham quan, học tập kinh nghiệm.

Chị Lữ Thị Yên, Chủ tịch Hội LHPN xã Thiệu Chính, cho biết: Gia đình chị Tâm luôn thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chấp hành tốt mọi nhiệm vụ của địa phương, thực hiện tốt các phong trào thi đua do hội phụ nữ phát động. Chị Tâm là người năng động, sáng tạo trong mọi công việc, luôn gần gũi xóm làng và là hội viên nòng cốt, gương mẫu của hội phụ nữ xã.

Với những thành tích đạt được, chị Tâm được các cấp khen thưởng. Năm 2016 được UBND xã Thiệu Chính tặng giấy khen đã có thành tích trong phong trào hộ kinh doanh, sản xuất giỏi. Năm 2020 được Hội LHPN tỉnh tặng Bằng khen có sản phẩm bông tắm đạt giải xuất sắc dự thi Ngày phụ nữ sáng tạo, do Hội LHPN tỉnh tổ chức và Bằng khen đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ công tác hội và phong trào thi đua. Đặc biệt, năm 2021, chị được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, giai đoạn 2016 – 2020.

Bài và ảnh: Minh Trang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]