(Baothanhhoa.vn) - Khu trung tâm mua bán của xã Cẩm Châu (Cẩm Thủy) có siêu thị nhỏ của gia đình chị Lưu Thị Vẽ lúc nào cũng tấp nập người vào ra. Nhiều khách hàng cho biết: Gọi là siêu thị nhỏ của gia đình nhưng ở đây sản phẩm nào cũng có, thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo, giày, dép... giá cả hợp lý, có dán tem nhãn và giá. Vừa dễ mua đồ vì phù hợp với túi tiền, bà chủ lại rất hiếu khách và có tâm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Người phụ nữ năng động ở xã Cẩm Châu

Khu trung tâm mua bán của xã Cẩm Châu (Cẩm Thủy) có siêu thị nhỏ của gia đình chị Lưu Thị Vẽ lúc nào cũng tấp nập người vào ra. Nhiều khách hàng cho biết: Gọi là siêu thị nhỏ của gia đình nhưng ở đây sản phẩm nào cũng có, thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo, giày, dép... giá cả hợp lý, có dán tem nhãn và giá. Vừa dễ mua đồ vì phù hợp với túi tiền, bà chủ lại rất hiếu khách và có tâm.

Người phụ nữ năng động ở xã Cẩm Châu

Chị Lưu Thị Vẽ ở xã Cẩm Châu giới thiệu với đại diện lãnh đạo Hội LHPN tỉnh về xưởng sản xuất lâm sản của gia đình.

Nắm bắt tiềm năng vùng nguyên liệu trồng ngô của xã, nhiều năm trước, gia đình chị Lưu Thị Vẽ làm nghề thu mua, sản xuất và chế biến ngô khá thuận lợi. Phần nhiều diện tích trồng ngô thương phẩm của bà con trong xã được gia đình chị bao tiêu và hỗ trợ tiền mua phân bón, giống. Không những thế, chị Vẽ còn đến các xã lân cận để mua thêm nguyên liệu về sản xuất. Số lao động nông nhàn trong thôn, trong xã cũng được gia đình chị thuê làm các công đoạn thu hoạch, sản xuất, đóng bao, vận chuyển... Những ai khó khăn về vốn, gia đình chị đều tạo điều kiện cho vay không tính lãi.

Những năm gần đây thị trường có nhiều biến đổi, vùng nguyên liệu dần bị thu hẹp nên gia đình chị chuyển sang nghề chế biến lâm sản, kinh doanh dịch vụ. Giai đoạn đầu rất khó khăn về vốn, nhưng gia đình chị Vẽ vẫn thanh toán đủ tiền hợp đồng cũ mua ngô với các hộ dân và luôn giữ uy tín nên được bà con tin tưởng. Vừa phải chi trả những hợp đồng mua bán cũ, vừa phải xoay vốn để chuyển sang chế biến và kinh doanh lâm sản nhưng chị Vẽ vẫn quyết tâm làm bằng được. Nghề mới đòi hỏi vốn đầu tư nhiều hơn, thu mua nguyên liệu xa hơn nên phí vận chuyển cũng cao hơn... rất nhiều khó khăn và áp lực, nhưng chị Vẽ luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình. Năm 2020, chị thành lập Công ty Mạnh Tiến hoạt động trên 3 lĩnh vực: chế biến lâm sản, thương mại dịch vụ và khai thác đá, tạo việc làm cho khoảng 100 lao động với mức thu nhập ít nhất 5 triệu đồng/lao động/tháng. Riêng nghề chế biến lâm sản, gia đình chị đã góp phần kích cầu cho hàng trăm hộ dân sản xuất cây keo trên địa bàn xã, tăng thu nhập.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ chung với địa phương, hàng năm gia đình chị còn tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, như: tặng quần áo, dép cho trẻ em; thăm hỏi, tặng quà cho hộ nghèo; hỗ trợ người lao động trong công ty lúc khó khăn, hoạn nạn. Dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, gia đình chị tặng 200 chiếc chăn ấm và nhiều phần quà cho hộ nghèo... góp phần chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương giảm tỷ lệ hộ nghèo, làm giàu chính đáng.

Những việc làm của gia đình chị Vẽ luôn được cấp ủy, chính quyền và tổ chức hội các cấp đánh giá cao. Nhiều năm liền gia đình chị đạt gia đình văn hóa, bản thân chị được hội LHPN các cấp biểu dương là nhân tố điển hình về phát triển kinh tế.

Bài và ảnh: Minh Trang


Bài và ảnh: Minh Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]